SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI CÓ THÓI QUEN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Cô Trương Thị Thanh Dung
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI CÓ THÓI QUEN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Như chúng ta đã thấy, trong những năm qua khí hậu ngày càng nóng lên, biến đổi một cách bất thường biết bao thiên tai, nào bão lũ, sạt lỡ đất, hạn hán, sóng thần, động đất…ập đến liên miên, không theo một chu kỳ, một quy luật vốn có của tự nhiên, khiến cho biết bao người phải chìm trong đau khổ, mất mát về vật chất và tinh thần. Những ánh mắt ngơ ngác của trẻ thơ, từng giọt nước mắt đau khổ trên khuôn mặt của các cụ già. Liệu còn nỗi đau nào hơn tình cảnh phũ phàng đó? Không dừng lại mà nó còn kéo theo đó là các loại dịch bệnh ngày càng tràn lan, tăng nhanh về số lượng, đặc biệt như: ung thư, viêm đường hô hấp, gần đây nhất là bệnh covid 19 …. Những căn bệnh quái ác đó đang từng ngày, từng giờ cướp đi cuộc sống của biết bao người. Không chỉ có vậy mà những loài vật cũng chịu chung một cuộc sống đầy nguy hiểm, khó khăn, số lượng ngày càng cạn kiệt dần, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người nhất là năm 2020 này.
Con người đã tác động quá lớn đến thiên nhiên như chặt phá rừng, khai thác và sử dụng đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên… Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp…làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng, gây nên những biến đổi khí hậu thất thường, mà chúng ta đang phải gồng mình lên chống chọi. Nhân tố con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng gia tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ và cải thiện môi trường sống. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Tương lai hành tinh của chúng ta sau này thế nào phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng xử với môi trường của con người. Cho nên vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên đang là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới hiện nay. Vậy làm sao để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của con người? Vấn đề này chắc hẳn có rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đến, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, Đảng, Nhà nước, bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nhiều văn bản như Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ về giáo dục bảo vệ môi trường và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường. Đối với trẻ trong các trường Mầm non, thì việc giáo dục bảo vệ môi trường thường xuyên, giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp để tạo cho trẻ có một môi trường lành mạnh. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết những việc làm tốt – xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở… Thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, trẻ được trang bị những kiến thức cơ bản về yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động ngược lại con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường nơi trẻ đang học tập và sinh sống tại gia đình.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi có thói quen bảo vệ môi trường”
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
– Giải pháp 1: Lập kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề trong năm học:
– Giải pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua trang trí môi trường lớp học.
– Giải pháp 3: Lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động.
– Giải pháp 4: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu đã dùng.
– Giải pháp 5: Tăng cường công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
* Giải pháp 1: Lập kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề trong năm học:
Để hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường một cách phù hợp đầy đủ, trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giáo viên phải xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào kế hoạch các chủ đề trong năm học và xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chính là một mảng của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Với mỗi nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, tôi đã lựa chọn để lồng ghép sao cho phù hợp với từng chủ đề. Việc lồng ghép tích hợp này phải có hệ thống đối với từng chủ đề, tránh trùng lặp và gây quá tải đến việc tổ chức các hoạt động chính.
Dựa vào kết quả khảo sát thực tế nhận thức của trẻ ở lớp, căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường, tôi đã lập kế hoạch dự kiến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường theo các chủ đề trong năm học như sau:
TT
Chủ đề
Nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường
Hoạt động
1 Trường mầm non – Giữ sạch trường, lớp, không vẽ bẩn lên tường.
– Vứt rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi.
– Yêu quí, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi, lau dọn vệ sinh trường/ lớp. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng.
– Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn ở trường mầm non.
– Đi vệ sinh đúng nơi qui định. * HĐKP: Trường lớp, mẫu giáo của bé.
* HĐNT: Nhặt rác trong sân trường, và nhặt lá cây rụng bỏ vào thùng rác.
* HĐ chiều: Trò chuyện về sự cần thiết của việc rửa tay, rửa mặt. Những thời điểm cần rửa tay, rửa mặt
2 Bản thân – Biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần áo đầu tóc gọn gàng, có hành vi văn minh trong ăn uống.
– Sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, ca, cốc.
Môi trường với sức khoẻ con người.
Nguyên nhân gây ô nhiễm:
– Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, điện. * HĐKP: Cở thể bé
* Các hoạt động khác
3
Gia đình Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Rác thải gia đình:
+ Bỏ rác đúng nơi quy định
+ Tận dụng các phế liệu trong gia đình để làm đồ dùng, đồ chơi.
* HĐKP: một số đồ dùng trong gia đình, Nhu cầu gia đình.
* Hoạt động góc: “ Bé tập làm nội chợ”
* HĐ chiều: Cô giáo dục trẻ biết giúp đỡ bố mẹ sắp xếp dọn dẹp nhà cửa, biết chăm sóc cây hoa có trong nhà mình (tưới nước, nhặt lá vàng.)
4 Nghành Nghề Biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống.
Rác thải nông nghiệp:
+ Bỏ rác đúng nơi qui định
+ Tận dụng các loại rác hữu cơ để ủ làm phân phục vụ cho trồng trọt. *KPKH: Khám phá nghề nông, về hạt gạo.
* Các hoạt động khác.
5 Thực vật Biết giữ gìn vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân,bảo vệ sức khỏe.
Trồng nhiều cây xanh, hoa quả…
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, điện. * KPKH: Trò chuyện về cây xanh quanh bé.
6 Động vật Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết không chơi ở những nơi mất vệ sinh, những nơi nguy hiểm.
Không vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến con người, động vật. KPKH: Trò chuyện về một số loài động vật
Cô giáo dục trẻ biết yêu quý các loài động vật, bảo vệ môi trường sống luôn sạch sẽ, trong lành.
7 Giao thông Rèn luyện nề nếp thói quen hành vi văn minh cho trẻ, chăm sóc bảo vệ sức khỏe, vệ sinh cá nhân đúng cách.
Biết giữ vệ sinh môi trường và giữ gìn sức khỏe. * KPKH: Trò chuyện về các loại phương tiện giao thông.
Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, giữ gìn đường phố luôn xanh – sạch – đẹp.
8 Hiện tượng tư nhiên Biết giữ gìn vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và giữ gìn sức khỏe.
Biết và không ăn uống một số thức ăn có hại cho sức khỏe và ăn mặc phù hợp theo mùa.
Không chơi những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. * KPKH: Trò chuyện về các hiện tượng mưa, gió, nắng,…
Giáo dục trẻ biết giữ gìn môi trường sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi.
9 Quê hương – đất nước – Bác Hồ Rèn luyện nề nếp thói quen hành vi văn minh cho trẻ, chăm sóc bảo vệ sức khỏe, vệ sinh cá nhân đúng cách.
Biết giữ vệ sinh môi trường và giữ gìn sức khỏe. * KPKH: Trò chuyện về quê hương, đất nước, xóm làng nơi mình sinh sống
Việc xây dựng kế hoạch khung cho cả năm học và thiết kế mạng hoạt động như trên đã giúp giáo viên chủ động trong công việc của mình, từ đó nội dung chuyên đề được triển khai sâu và rộng hơn
*Giải pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua trang trí môi trường lớp học.
Đối với trẻ mầm non xây dựng môi trường giáo dục trẻ là rất quan trọng vì môi trường giáo dục có tốt thì mới kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ. Cũng chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi cùng với chị giáo viên trong lớp và các cô giáo trong cụm đã lập ra kế hoạch xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học sạch đẹp thân thiện.
Môi trường trong lớp trang trí các nội dung theo chủ đề, làm nhiều góc mở, có nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật phế thải: như góc bé đến lớp tôi làm những chú cá chăm chỉ bằng vỏ nghêu, nắp chai… Ở góc sáng tạo của lớp, tôi để các nguyên vật liệu khác nhau cho trẻ thỏa sức thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình. Ví dụ: Chủ đề động vật tôi chuẩn bị khăn lau bảng, bao ni lông, … để trẻ làm con bướm; để lá cây cho trẻ làm con trâu,…Trang trí góc học tập những album ảnh về hành vi đúng để trẻ thường xuyên được nhìn thấy, khắc sâu và bắt chước làm theo. Đồ dùng đồ chơi ở các góc được sắp xếp gọn gàng khoa học, đẹp mắt để giáo dục được trẻ và để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động.
Đặc biệt ở trong lớp có bảng phân công trực nhật và ở mỗi góc chơi tôi thường đề ra những nội qui nho nhỏ giúp trẻ có thể thực hiện đúng theo nội qui của từng góc chơi. Hàng ngày, hàng tuần, trẻ lớp tôi chỉ cần nhìn vào bảng phân công đó mà có thể tự giúp cô lao động trực nhật, lau dọn góc chơi, lau lá cây… từ đó trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp gọn gàng. Biết cất và lấy đồ chơi đúng quy định. Ngoài ra lớp tôi có hành lang hiên trước làm góc thiên nhiên với diện tích rộng, thoáng mát, thuận tiện cho trẻ vui chơi và hoạt động. Được sự quan tâm của BGH nhà trường đầu tư cho cơ sở vật chất, các đồ dùng phục vụ cho góc thiên nhiên, phụ huynh nhiệt tình ủng hộ một số chậu hoa, cây cảnh, hạt giống…
Môi trường ngoài trên các mảng tường trước lớp, trên bờ từng hàng rào tôi cùng các cô trong cụm dùng các nguyên vật liệu bỏ đi làm đồ chơi cho trẻ trải nghiệm như: Âm thanh cuộc sống, bé với kỹ năng, vặn nắp chai có chữ cái tương ứng vào cổ chai… từ đó trẻ thấy được việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải để bảo vệ môi trường. (Hình 1,2)
* Giải pháp 3: Lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động.
Hoạt động đón trẻ:
Đây là hoạt động gần gũi nhất, mà cô giáo dễ hình thành thói quen bảo vệ môi trường. Lúc trẻ mới đi học những buổi đầu tiên trẻ chưa quen với trường lớp, chưa có ý thức, nói chi đến thói quen bảo vệ môi trường, còn mang nặng chế độ sinh hoạt theo thói quen ở nhà, trẻ chưa biết chổ để đồ dùng cá nhân, cách sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình cho gọn gàng, nơi để sọt rác, chưa biết ăn bánh kẹo, uống sữa xong phải bỏ sọt rác mà trẻ vứt ngay trên sân trường. Lúc trẻ chơi tự do trên sân trong giờ đón trẻ, trẻ còn dẫm lên cỏ, tự do bứt lá bẻ cành chơi,…thì cô giáo là người hướng dẫn trẻ biết. Đầu tiên tôi đón trẻ ân cần từ phụ huynh, tôi dẫn trẻ đến nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ giúp trẻ cất đồ dùng cá nhân như bỏ mũ vào trong cặp, xếp cặp ngay ngắn vào kệ, và giải thích với trẻ vì sao phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng như vậy? Nếu trong giờ đón trẻ có phụ huynh chưa kịp cho trẻ ăn sáng, mà cho trẻ uống sữa khi đến trường, hay cho trẻ ăn quà vặt thì tôi nhắc cháu ăn xong vỏ thì con phải bỏ vào sọt rác không được vứt lung tung, nếu thấy trẻ nào vứt lung tung thì cô giáo kịp thời nhắc nhở, khi cho trẻ chơi tự do trên sân cô là người hướng dẫn trẻ không nên bứt lá bẻ cành, dẫm lên cỏ,… (Hình 3)
Thông qua hoạt động học:
Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, hoạt động tạo hình… mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: Trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi…với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng-hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học.
+ Tích hợp giáo dục môi trường trong hoạt động khám phá khoa học:
Ví dụ: Tiết học khám phá khoa học: “Phân loại rác”.
Trẻ biết tên gọi của một số loại rác: rác hữu cơ, rác tái chế, rác còn lại
Trẻ biết tác hại của việc vứt rác bừa bãi.
Biết lợi ích của việc phân loại rác: Bảo vệ môi trường, giảm tác hại của rác, tiết kiệm sử dụng lại rác.
Giáo dục trẻ có những hành vi, thói quen bảo vệ môi trường, phân loại rác đúng theo qui định.
Trò chơi: Cùng nhau hành động
Ví dụ: Chủ đề nước và hiện tượng thiên nhiên. Đề tài: Bé tìm hiểu về môi trường
Trẻ biết được một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm gây nên biến đổi khí hậu.
Trẻ biết được tài nguyên thiên nhiên rừng bị tàn phá gây ra lũ lụt.
Trẻ biết một số hành động để bảo vệ môi trường và cách ứng phó khi khí hậu biến đổi.
Giáo dục trẻ luôn có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh mình xanh-sạch-đẹp.
Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày.
Ví dụ: Về Chủ đề Thực vật: Tìm hiểu về sự phát triển và lợi ích của cây xanh
Trẻ biết tại sao phải trồng cây? Trồng cây để làm gì? Muốn cây xanh tươi tốt chúng ta làm gì?
Cho trẻ xem những đoạn video khai thác bừa bãi tài nguyên rừng, chặt phá rừng của con người làm cho lũ lụt, sạc lỡ nghiêm trọng. Từ đó giáo dục trẻ phải biết ngăn chặn những hành vi chặt phá rừng bừa bãi, biết trồng cây, trồng rừng để bảo vệ môi trường.
+ Tích hợp giáo dục môi trường trong hoạt động làm quen văn học:
Tôi chọn những câu chuyện, bài thơ để dạy trẻ như: thơ “Cây thược dược”, “Đừng nhé bé ơi”, “Tiết kiệm nước”, “Lá khóc”. Chuyện “Nỗi buồn chim sơn ca, “Khỉ con ăn chuối”, “Vòi nước khóc”, “Nước kiện ai”, “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”,… đưa vào những chủ đề thích hợp. Qua câu chuyện “Vòi nước khóc” trẻ biết vì sao phải tiết kiệm nước? Tiết kiệm nước bằng cách gì? Có thể khắc sâu hơn tôi cho trẻ chơi trò chơi: Tìm các hành vi đúng hành vi sai, làm các thông điệp tuyên truyền về nước. Chuyện “Nước kiện ai” qua câu chuyện trẻ biết những nguyên nhân gây bẩn nguồn nước? Cách bảo vệ nguồn nước? Chuyện “Tiếng kêu cứu của rừng xanh” qua câu chuyện trẻ biết vì sao phải bảo vệ rừng? Rừng có lợi ích gì? Làm cách nào để bảo vệ rừng? Hay kể cho trẻ nghe những câu chuyện về các loài động vật bị mất nơi cư trú do cây rừng bị chặt phá hoặc Trái đất “khóc” thành mưa vì không thể hít thở bầu không khí bị ô nhiễm. Trẻ chắc chắn sẽ rất thích nghe những câu chuyện như vậy nếu là một người yêu động vật và thiên nhiên.
Hoạt động ngoài trời:
Thông qua hoạt động này giáo viên cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức, kĩ năng và hình thành cơ sở ban đầu trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Trong khi dạo chơi trẻ được trực tiếp tiếp xúc với thiên nhiên đất, cát, nước…khi trẻ tiếp xúc và thực hành tay chân lấm, áo quần có thể dính đất dơ nhưng vẫn để trẻ trãi nghiệm chính những điều đó để tạo nên tình huống đưa vào giáo dục trẻ.
Cho trẻ dạo chơi quan sát môi trường trong và ngoài lớp, cô có thể trò chuyện, gợi hỏi về môi trường trẻ đang đến và cảm nhận được gì? Vì sao trẻ phải thực hiện điều đó? Cô giáo dục cháu không ngắt lá bẻ cành xả rác bừa bãi làm bẩn sân trường. Quan sát cây cảnh có trong sân trường và gợi hỏi trẻ về ích lợi của các loại cây. Vì sao chúng ta phải trồng và chăm sóc cây?
Quan sát trò chuyện về các loại xe lưu thông trên đường, tiếng còi, khói xe của các phương tiện giao thông ảnh hưởng đến môi trường như thế nào cho trẻ nhận biết.
* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi
Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, thông qua các trò chơi phân vai, trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người trẻ bắt chước những hoạt động của người lớn, đồng thời phản ảnh sinh động những điều mà trẻ đã tiếp nhận được từ môi trường bên ngoài, cũng từ đó giáo viên kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa khi trẻ biểu hiện chưa chuẩn mực như: Bé làm người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, nhặt rác…xung quanh khu vực của lớp mình. Trẻ đóng vai bác sĩ phòng khám đa khoa (khám chữa bệnh cho mọi người, chú ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế…) hay “bé tập làm nội trợ” cô dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, thu dọn đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. Sau khi chế biến thức ăn, biết bỏ rác vào đúng nơi quy định.
Thông qua các trò chơi học tập: trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi
trường, trẻ biết các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi
trường sạch, môi trường bẩn và biết giữ cho môi trường luôn sạch đẹp. Các trò chơi cô giáo thiết kế trên máy tính để trẻ hứng thú và ghi nhớ sâu hơn.
Góc nghệ thuật: Xé lá cây nhặt được tạo thành con nghé, khuôn mặt cười,…Cô cho trẻ làm theo nhóm, làm con cá bằng những chiếc đĩa cũ, làm bánh chưng bằng vỏ hộp bánh cũ, tận dụng những quyển lịch cũ và những tờ bìa cũ làm thiệp chúc tết. Qua đó giáo dục các cháu biết tận dụng các vật liệu cũ để làm đồ chơi đồng thời góp phần làm sạch môi trường.
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, tưới nước cho cây, nhặt lá vàng, lá rụng,… (Hình 5)
* Thông qua tổ chức giờ ăn, ngủ cho trẻ.
Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng sinh lí, trẻ được vui vẻ và thoải mái như: Tôi thường xuyên nhắc trẻ phải biết kê bàn ngay ngắn, biết lấy đĩa (đựng cơm thừa, cơm rơi vãi và 1 khay để khăn ướt lau miệng). Sau đó ra xếp hàng rửa tay bằng xà phòng theo qui trình 6 bước. (cô bao quát nhắc nhở trẻ thực hiện) (Hình 6). Trong khi ăn cô nhắc trẻ ăn ngon miệng, nhai kỹ, ăn hết xuất, khi ho phải lấy tay che miệng, không nói chuyện trong khi ăn tạo những thói quen văn minh lịch sự trong khi ăn. Ăn xong biết xếp bát, thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng, sau đó trẻ đi đánh răng, lau miệng, nhắc nhở trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước, không vặn vòi nước chảy liên tục khi đánh răng. Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ, sau đó biết lấy gối đi ngủ, biết gấp quần áo và để đúng nơi quy định.
* Thông qua hoạt động lao động.
Thường vào các buổi thứ 6 cuối tuần tôi cho trẻ lao động vệ sinh môi trường xunh quanh trường lớp như:
+ Tổ 1: Thu gom rác xung quanh trường (nhặt giấy vun, vỏ bim bim, vỏ hộp sữa, thu gom lá bỏ vào thùng rác)
+ Tổ 2: Lau đồ dùng, đồ chơi, các giá để đồ chơi của lớp. (Hình 7)
+ Tổ 3: Sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định.
* Thông qua hoạt động nêu gương.
Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để tôi thực hiện nhiệm vụ GDBVMT cho trẻ một cách có chiều sâu, giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất. Vào những buổi nêu gương cô cho trẻ nêu kể những việc làm tốt giúp cô giáo và các bạn như: biết kê bàn ăn, biết gấp khăn, biết đổ khay thức ăn thừa vào nồi, biết nhặt rác để vào thùng, xếp ghế, có kỹ năng sống như biết chào hỏi, khi mắc lỗi với cô hoặc bạn thì biết xin lỗi, khi có người khác giúp đỡ hay cho quà thì biết cảm ơn…Trong những buổi nêu gương như vậy đã giúp trẻ làm tốt hơn những công việc hàng ngày trẻ lao động giúp cô. Tôi đã tuyên dương trẻ, khích lệ trẻ kịp thời và cho trẻ được cắm cờ, trong đó tôi rất chú trọng đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường bằng cách tuyên dương, khen ngợi những trẻ đã làm giúp cô như nhặt lá rụng, quét lớp, trải thảm, cất gối, tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân…
*Giải pháp 4: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu đã dùng.
Ngoài những biện pháp vừa kể trên tôi trao đổi với các bạn đồng nghiệp để tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản, đẹp mắt được làm từ nguyên vật liệu phế thải, để hướng dẫn trẻ thực hiện. Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, tạp chí để làm phong phú hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp, cho trẻ thực hiện theo từng chủ đề, chủ điểm.
Khi tổ chức các hoạt động này tôi cho trẻ trải nghiệm, trao đổi với nhau, sau đó lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được sáng tạo theo ý tưởng của mình. Ví dụ: tôi cho trẻ ngồi thành từng nhóm, sau đó tôi đến từng nhóm hỏi trẻ có những nguyên liệu gì?, với nguyên liệu này hôm nay con định làm gì?, con có thấy khó khăn gì khi thực hiện ý tưởng của mình không?,…Con cảm nhận như thế nào về sản phẩm vừa làm xong?. Nhằm giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm đó, làm phong phú đồ dùng đồ chơi ở lớp và góp phần vào việc bảo vệ môi trường. (Hình 8)
* Giải pháp 5: Tăng cường công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
“Vì môi trường xanh – sạch – đẹp. Mẹ và cô cùng chia sẻ”, đây là thông điệp tôi đã chuyển tải tới phụ huynh qua các bảng tuyên truyền ở lớp, các buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ…
Thực tế cho thấy, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non chỉ có thể thành công khi có sự phối kết hợp chặt chẽ, sự ủng hộ, chia sẽ của các bật phụ huynh. Phương châm của tôi là: “Các bậc phụ huynh, những cô giáo (Người thầy) thứ hai trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường”
Thông qua đây có thể vận động phụ huynh góp nguyên vật liệu phế thải như: hộp sữa, vỏ chai nhựa, giấy cạc tông…để làm đồ chơi cho trẻ cũng góp phần bảo vệ môi trường thêm sạch đẹp.
Hiểu được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền tới phụ huynh trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường nên ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã chuẩn bị kế hoạch chu đáo để trao đổi cùng phụ huynh, tuyên truyền các công việc, lợi ích của công việc mà giáo viên và phụ huynh sẽ làm trong năm học để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Qua đó, lắng nghe ý kiến đóng góp cúa phụ huynh để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. (Hình 9)
Thông qua đây có thể vận động, tuyên truyền phụ huynh hạn chế sử dụng túi ni lông khi đi chợ, thay vào đó chúng ta có thể dùng giỏ, khay nhựa, hộp nhựa để đựng thức ăn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ túi ni lông gây ra.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết
*Ưu điểm:
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, bản thân được tham gia tập huấn rất kỹ về nội dung, nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, phương pháp giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, nhà trường còn cung cấp tranh ảnh, tài liệu liên quan đến nội dung này, cơ sở vật chất đảm bảo. Đây chính là những thuận lợi để giúp tôi thực hiện tốt hơn đề tài nghiên cứu này.
Sân trường được trồng nhiều cây xanh tạo cho môi trường xanh sạch đẹp. Nhiều sọt rác được bố trí ở các góc sân phù hợp để trẻ bỏ rác.
Được chuyên môn tổ chức thao giảng các chuyên đề về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải, hạn chế sử dụng túi ni lông.
Bản thân là giáo viên đứng lớp tôi luôn tìm tòi và tận dụng những nguyên vật liệu phế thải để làm những đồ dùng đồ chơi cho trẻ được trải nghiệm, được chơi và phục vụ cho tiết học.
Hiện nay tại địa phương có tổ chức dịch vụ thu gom rác thải thường xuyên.
*Nhược điểm:
Ý thức giữ gìn môi trường ở trẻ chưa được trang bị tốt, trẻ chưa biết bỏ rác vào thùng sau khi ăn bánh kẹo, vức hộp sửa trên sân sau khi uống mà vẫn không biết mình sai. Nhiều lúc trẻ vẫn vô tư bứt hoa bẻ cành thả bừa bãi, đi vệ sinh không đúng nơi quy định, rửa tay chưa biết khoá vòi nước lại, chưa ý thức sử dụng tiết kiệm điện, nước,…ngay cả vệ sinh thân thể trẻ cũng chưa được sạch sẽ huống chi đến ý thức bảo vệ môi trường, trẻ còn thơ ơ đến việc giữ gìn môi trường lớp học, chưa tự giác thực hiện công việc dọn vệ sinh lớp, lau chùi kệ góc cùng cô, trực nhật, quét lớp, lượm rác, chăm sóc cây, trồng cây xanh,…
Phụ huynh phần lớn làm rẫy, chưa thực sự quan tâm đến con em mình, một số trẻ mặt mũi còn nhem nhuốc khi đến trường, đầu tóc, quần áo chưa gọn gàng sạch sẽ, móng tay, móng chân chưa được cắt ngắn thường xuyên. Ngay cả khi đưa trẻ đi học thì chạy xe thẳng vào trường để lại những làn khói đen gây ô nhiễm không khí nơi trẻ đang sinh hoạt. Nhiều phụ huynh còn hút thuốc nơi công cộng, đổ rác bừa bãi nơi cầu cống trong thôn xóm, xác súc vật chết thả bên lề đường…
Với những thực trạng của môi trường hiện nay, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và làm thế nào? để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, đồng thời nhắc nhở các bậc phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường, hãy sống cho mình và cả tương lai của con em mình sau này. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có thói quen bảo vệ môi trường.
1.3. Nội dung đã cải tiến sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại
Để làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non thì người giáo viên mầm non cần xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nội dung giáo dục trẻ, để đảm bảo hiệu quả đạt được luôn ở mức cao nhất như: Giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, vứt rác vào nơi quy định, khi nhìn thấy rác ở sân trường trẻ đã biết nhặt cho vào thùng rác… Ngoài ra trẻ còn biết nhắc nhở khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi, biết nhắc nhở người lớn không hút thuốc ở nơi công cộng và biết nói hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới môi trường, cho trẻ cùng tham gia các hoạt động trực nhật ở trường, lớp nhặt giấy rác, lá cây…
Xác định rõ yêu cầu cần đặt ra đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ. Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn. Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rửa tay sau khi đi vệ sinh xong. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày. Hướng dẫn trẻ cách gieo hạt, trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho lớp. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cây cảnh còn để trang trí tạo ra cảnh đẹp. Khi tổ chức các hoạt động nên để trẻ trải nghiệm, trao đổi và giáo viên lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thói quen trực nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân. Chăm sóc góc thiên nhiên của lớp, sắp xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện.
Đối với trẻ những công việc mà trẻ làm được để bảo vệ môi trường tuy rất nhỏ, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn và góp sức bảo vệ môi trường hình thành cho thế hệ trẻ tương lai sau này có ý thức trách nhiệm với môi trương hơn, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Bởi vậy, tất cả chúng ta hãy chung tay, góp sức bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai của trái đất Xanh – Sạch – Đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta và của thế hệ mai sau.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân không những áp dụng có hiệu quả tại lớp Lớn 2 Hòa Hữu mà còn có khả năng áp dụng có hiệu quả tại tất cả các lớp mẫu giáo lớn, nhỡ, bé trong trường mầm non Đại Hồng nói riêng và các trường mầm non trong địa bàn huyện Đại Lộc nói chung.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Đối với trẻ mầm non thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, qua luyện tập thực hiện hàng ngày, lâu dần trở thành thói quen của trẻ không thể bỏ được. Để giáo dục nề nếp bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường một cách hiệu quả nhà trường đã tổ chức tập huấn về bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải. Trong sân trường nhà trường có treo những bảng hiệu, pano, biểu bảng về việc bảo vệ môi trường cho trẻ được quan sát. Nhà trường còn đầu tư thùng rác để phân loại rác
Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Cảnh quan nhà trường thoáng rộng, có nhiều cây xanh che bóng mát, nhà vòm. Có vườn rau, vườn hoa, cây cảnh ở sân trường cũng góp phần rất lớn cho trẻ quan sát trong giờ học, dạo chơi ngoài trời, từ đó cung cấp cho trẻ những kiến thức thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới môi trường xung quanh.
Tổ chuyên môn đã tổ chức thao giảng các chuyên đề về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải, hạn chế sử dụng túi ni lông.
Giáo viên có thể sử dụng các phương tiện như máy tính, tài liệu, biểu bảng, pa nô hình ảnh để giáo dục cho trẻ. Giáo viên còn có thể tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ trải nghiệm, vui chơi và phục vụ cho tiết học. Ngoài ra, giáo viên cho trẻ thực hiện trực tiếp ngoài sân trường giúp trẻ tự biết bảo vệ môi trường như nhặt rác bỏ đúng nơi quy định, không bẻ cành, hái hoa, không vẽ bậy lên tường…việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ được lồng ghép trong tất cả các hoạt động giáo dục hàng ngày vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lễ hội, tham quan…
Bên cạnh đó giáo dục trẻ dùng giỏ đi chợ hạn chế sử dụng túi ni lông.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
+ Đối với giáo viên:
Đối với giáo viên đã tận dụng được các nguyên vật liệu phế thải để làm những đồ dùng đồ chơi cho trẻ được trải nghiệm, vui chơi hoặc trong những tiết học hằng ngày.
+ Đối với trẻ:
Các hành vi thói quen tốt được hình thành như: Biết giữ gìn vệ sinh lớp học luôn sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi qui định. Trẻ biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp sau khi sử dụng, thường xuyên lau chùi kệ góc,
Trẻ biết ý thức giữ gìn khuôn viên trường lớp, biết tiết kiệm nước, thức ăn không làm rơi vãi, biết chăm sóc tưới nước cho cây, cây xanh luôn được lau chùi sạch sẽ…, nhặt rác thải bỏ vào thùng.
Trẻ nhận được những hành vi đúng sai. Biết cùng cô thu gom những nguyên liệu phế thải để tái tạo đồ chơi.
Ngoài ra, trẻ còn biết nhắc nhở khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi, biết nhắc nhở người lớn không hút thuốc ở nơi công cộng và biết nói hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới môi trường và biết nhắc ba mẹ không chạy xe vào sân trường.
Hiểu và ý thức được tầm quan trọng của các hoạt động bảo vệ môi trường.
Thực hiện các hành động bảo vệ môi trường phù hợp với bản thân.
+ Đối với cha mẹ trẻ:
Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ biết bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua sổ bé ngoan.
Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường.
Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình trao đổi với giáo viên ở lớp về tình hình học tập của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ hơn như thường xuyên dành thời gian để dạy trẻ về kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh, dạy trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm, biết
2. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
3. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú
1 Tăng Thị Thanh Vân MN Đại Hồng Áp dụng biện pháp 1-2 vào tại lớp Bé 4 Hà Vy -trường MN Đại Hồng
2 Lê Thị Yến Nhi MN Đại Hồng Áp dụng dụng biện pháp 3-4 vào tại lớp Nhỡ 2 Hòa Hữu- trường MN Đại Hồng
3 Nguyễn Thị Lập MN Đại Hồng Áp dụng biện pháp 4-5 vào tại lớp Lớn 1 Phước Lâm – trường MN Đại Hồng
4. Hồ sơ kèm theo: Tài liệu tham khảo, phụ lục