GIỜ NGỦ TRƯA CỦA CÁC BÉ TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI HỒNG
Giấc ngủ trưa là một phần không thể thiếu trong lịch trình hàng ngày của mầm non. Đây không chỉ là thời gian để trẻ nghỉ ngơi mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, sự phát triển trí não và tâm lý của trẻ.
- Giấc ngủ dài hỗ trợ phát triển thể chất của trẻ:
Trẻ mầm non cần năng lượng để khám phá, học hỏi và vui chơi. Một giấc ngủ dài chất lượng giúp cơ thể trẻ phục hồi sau buổi sáng hoạt động, tăng cường sức khỏe thể chất và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
- Giúp trẻ phát triển trí não và khả năng ghi nhớ
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng giấc ngủ dài giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung và học hỏi ở trẻ. Trong giấc ngủ, não bộ củng cố những thông tin đã được nhận, hỗ trợ trẻ ghi nhớ tốt hơn các kiến thức đã học.
- Giúp ổn định cảm xúc và tâm lý của trẻ:
Một giấc ngủ trưa đều đặn, giúp trẻ MN tránh được cảm giác mệt mỏi, sau khi ngủ dậy trẻ thường vui vẽ, hoạt bát và tham gia các hoạt động tiếp theo một cách hào hứng hơn.
- Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh
Việc duy trì giờ ngủ dài đều không chỉ giúp trẻ hình thành thói quen sinh hoạt khoa học mà còn rèn luyện sự tự giác, kỷ luật ngay từ nhỏ. Đây là tiền đề quan trọng giúp trẻ biết tự chăm sóc bản thân khi trưởng thành.
- Vai trò của phụ huynh và giáo viên trong việc đảm bảo giấc ngủ dài
Tại trường mầm non Đại Hồng, giáo viên đã chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho trẻ có một giấc ngủ đủ giấc.
- Chuẩn bị cho trẻ ngủ:
– Nơi ngủ có không khí trong sạch, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Cô giảm ánh sáng bằng cách đóng cửa, tắt bớt đèn.
– Cô chuẩn bị đầy đủ giường chăn gối, và thường xuyên được phơi, giặt, đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo.
– Trước khi trẻ ngủ, cô hướng dẫn trẻ đi vệ sinh, tự đi đến chỗ ngủ. Mùa đông trời lạnh, cô cởi bớt khăn, áo, mũ. Không để trẻ khóc nhiều, hoặc vận động quá mức trước khi ngủ.
– Cô luôn chú ý đến đặc điểm riêng của từng trẻ. Những trẻ yếu hoặc có nhu cầu ngủ nhiều cô cho ngủ trước và cho trẻ nằm ở vị trí ít bị ảnh hưởng bởi tiếng động. Trẻ có nhu cầu đi tiểu nhiều, cô xếp nằm ở vị trí tiện đi lại, tránh làm ảnh hưởng đến các trẻ khác. Đối với những trẻ mới đi học, hay quấy khóc, chưa quen với nề nếp cô quan tâm dỗ dành, cho trẻ ngủ riêng.
– Ngoài cử chỉ nhẹ nhàng, lời nói dịu dàng dỗ trẻ ngủ, cô mở những bài hát ru, dân ca hoặc mở nhạc nhẹ để ru trẻ ngủ.
- Chăm sóc khi trẻ ngủ:
– Lớp luôn có một giáo viên túc trực tại phòng ngủ để quan sát, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ.
– Về mùa hè, cô chú ý nhiệt độ điều hòa. Khi trẻ ngủ, không mặc quá nhiều quần áo, nhưng đảm bảo cho trẻ đủ ấm về mùa đông.
– Luôn giữ không gian yên tĩnh cho trẻ ngủ, tránh cười, nói to và những tiếng động mạnh làm trẻ giật mình.
– Nếu có trẻ thức dậy sớm và quấy khóc, cô dỗ dành trẻ ngủ tiếp, nếu trẻ không ngủ nữa thì cô đưa sang chỗ khác, nằm cùng cô…
– Khi trẻ đái dầm, cô kịp thời thay quần, và dỗ cho trẻ ngủ cho đủ giấc…
– Ngoài việc đảm bảo giấc ngủ trưa ở trường, GV còn tuyên truyền với phụ huynh nên duy trì giờ giấc ngủ sinh hoạt đồng bộ với lịch của trường, đồng thời tránh cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ. Phụ huynh và giáo viên cần phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ có giấc ngủ dài hiệu quả.
Giấc ngủ trưa không chỉ là khoảng thời gian nghỉ yên tĩnh mà còn là cơ hội để trẻ mầm non phát triển toàn diện về chất, trí não và cảm xúc. Vì vậy, việc xây dựng thói quen ngủ trưa đúng giờ và đủ giấc là điều quan trọng mà cả gia đình và nhà trường cần chú ý. Hãy cùng đảm bảo cho trẻ có những giấc ngủ dài chất lượng để các em luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng học tập và vui chơi.
Một số hình ảnh đảm bảo giấc ngủ trưa cho trẻ tại trường MN Đại Hồng.