Website Trường Mầm Non Đại Hồng – Đại Lộc – Quảng Nam

GDAN: VĐMH: Chú ếch con.Độ tuổi: 5-6 tuổi. Cô Lưu Thị Lan

GIÁO ÁN
Chủ đề: Động vật
Hoạt động học: GDAN
Đề tài: VĐMH: Chú ếch con.
Độ tuổi: 5-6 tuổi.
Giáo viên : Lưu Thị Lan
Lớp: Lớn 5 Hà vy

I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ hát thuộc bài hát “Chú ếch con” và hiểu nội dung của bài ( nói về chú ếch con chăm học và tiếng học bài ấy làm cho cá trê, cá rô thích thú nhảy múa theo nhịp đọc bài vang dồn của chú đấy)
Biết vận động theo nhạc đúng động tác và biết thể hiện cảm xúc điệu bộ theo lời bài hát: “Chú ếch con ” qua các tiết tấu âm nhạc
Biết chú ý lắng nghe cô hát, hiểu được nội dung của bài hát, biết hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô qua bài hát nghe “Tôm cua cá thi tài”.
Hứng thú khi tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
2. Kỹ năng
Rèn cho trẻ kỹ năng vận động đúng nhạc, đúng giai điệu bài hát.
Phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định.
Rèn kỹ năng nghe đúng âm thanh các loại nhạc cụ qua trò chơi âm nhạc
3. Giáo dục
Giáo dục trẻ biết lợi ích của con ếch. Biết yêu quý các loài động vật.
II. Chuẩn bị
Giáo án
Giai điệu bài hát trong máy.
Các loại âm thanh nhạc cụ.
*Phương pháp: Quan sát – trò chuyện – thực hành – trò chơi.
3.3. Tiến hành hoạt động
a) Hoạt động mở đầu
Cô đố: “Con gì ngồi gần bờ ao”.
Miệng keo ộp ộp khi trời đổ mưa”. Đố các con đó là con gì.
Trò chuyện cùng trẻ về con ếch.
Các con biết không, ếch là động vật lưỡng cư, vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước.
b) Hoạt động nhận thức
Cô có một bài hát nói về chú ếch rất hay các con nghe và đoán xem đó là bài hát gì nhé!
Cô mở giai điệu cho trẻ nghe 1 lần.
Thế các con đã biết đó là bài hát gì nào?
Bây giờ cô cháu mình cùng hát vang bài hát “Chú ếch con”. Trẻ hát nhún, bài “ Chú ếch con”.
Các con cảm thấy giai điệu bài hát như thế nào?
Giai điệu của bài hát rất vui tươi, rộn ràng, tác giả Phan Nhân nói về chú ếch con chăm học và tiếng học bài ấy làm cho cá trê, cá rô thích thú nhảy múa đấy các con.
Trẻ hát nhún theo giai điệu bài hát cùng cô 1 lần.
Chuyển đội hình về hình 4 hàng ngang.
Thế với bài hát này, bạn nào có điệu múa đẹp, hãy mạnh dạn thể hiện cho các bạn cùng xem! Những ý tưởng rất hay phải không các con? Từ những ý tưởng đó của các cô cũng có những động tác rất là dễ thương, bây giờ cô mời các con đón xem nào!
Cô hát và vận động mẫu.
Lần 1: Cô hát và vận động không phân tích.
Lần 2: Cô vừa hát vừa phân tích.
Lời 1
Câu 1: Kìa chú là chú ếch con có hai là hai mắt tròn ( các ngón tay co thành hình tròn để trước mắt nghiêng đầu sang hai bên kết hợp nhún chân)
Câu 2: Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan ( hai tay đặt chồng lên nhau để trước ngực lần lượt mở tay phải, tay trái kết hợp kiễng chân)
Câu 3: Bao cô cá trê non cùng bao chú cá rô ron (Vỗ tay sang trái, sang phải kết hợp kiễng chân)
Câu 4: Tung tăng chiếc vây son nhịp theo tiếng ếch vang giòn ( hai tay xoè ra hai bên, nhảy một vòng theo nhịp)
Lời 2: Vận động tương tự lời 1
Bây giờ các con cùng hát múa lại cùng cô nào.( Đứng tại chổ vận động 1 lần cho trẻ kết hợp nhạc).
Di chuyển đội hình vòng tròn cả lớp cùng vận động.
Di chuyển đội hình 2 vòng tròn.
Di chuyển đội hình 3 vòng tròn nhỏ.
Di chuyển về 4 hàng ngang
Bạn nào múa đẹp, hãy mạnh dạn lên thể hiện cho cô xem nào!
Mời nhóm, cá nhân thực hiện.
Còn bây giờ, mời các con đến với vũ điệu sôi động nào!
Nhạc kết hợp: “Nhảy cha cha”
Bây giờ cô thưởng cho các em xem một đoạn phim.
Hát nghe: “Bài ca tôm cá”
Hát lần 1: Trẻ cảm thụ giai điệu âm nhạc.
Các con đã được nghe giai điệu của bài hát gì? Các con ơi! “Bài ca tôm cá” do nhạc sỹ Hoàng Thuỳ Linh sáng tác, giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi. Bài hát nói về cảnh người dân làng chài ở vùng biển đi bắt cá. Họ mong ước mỗi lần ra biển sẽ thu hoạch được nhiều tôm, cá.
Hát lần 2: Trẻ hưởng ứng cùng cô nào.
Trò chơi: “Vũ điệu âm nhạc”
Cách chơi: Cô cho lớp đứng khoảng cách. Sau đó, nhạc nổi lên, các con nhảy theo nhạc, tự tạo cho mình những vũ điệu độc đáo nhất và khi nhạc dừng lại các con phải dừng, đồng thời giữ nguyên tư thế lúc đang nhảy, không động đậy cho đến khi nhạc nổi lên, lại tiếp tục trò chơi.
Luật chơi: Khi nhạc dừng bạn nào còn nhảy hay cử động thì bạn đó sẽ thua cuộc và ra ngoài.
Giáo dục: Qua bài học hôm nay cô muốn các bạn ở lớp mình phải biết yêu quý các loài động vật, các con chăm ngoan học giỏi.
c) Kết thúc hoạt động: Bây giờ cô cháu mình một lần nữa hát vang bài hát “ Chú ếch con” nào!

GIÁO ÁN
Chủ đề: Động vật
Hoạt động học: GDAN
Đề tài: VĐMH: Chú ếch con.
Độ tuổi: 5-6 tuổi.
Giáo viên : Lưu Thị Lan
Lớp: Lớn 5 Hà vy

I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ hát thuộc bài hát “Chú ếch con” và hiểu nội dung của bài ( nói về chú ếch con chăm học và tiếng học bài ấy làm cho cá trê, cá rô thích thú nhảy múa theo nhịp đọc bài vang dồn của chú đấy)
Biết vận động theo nhạc đúng động tác và biết thể hiện cảm xúc điệu bộ theo lời bài hát: “Chú ếch con ” qua các tiết tấu âm nhạc
Biết chú ý lắng nghe cô hát, hiểu được nội dung của bài hát, biết hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô qua bài hát nghe “Tôm cua cá thi tài”.
Hứng thú khi tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
2. Kỹ năng
Rèn cho trẻ kỹ năng vận động đúng nhạc, đúng giai điệu bài hát.
Phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định.
Rèn kỹ năng nghe đúng âm thanh các loại nhạc cụ qua trò chơi âm nhạc
3. Giáo dục
Giáo dục trẻ biết lợi ích của con ếch. Biết yêu quý các loài động vật.
II. Chuẩn bị
Giáo án
Giai điệu bài hát trong máy.
Các loại âm thanh nhạc cụ.
*Phương pháp: Quan sát – trò chuyện – thực hành – trò chơi.
3.3. Tiến hành hoạt động
a) Hoạt động mở đầu
Cô đố: “Con gì ngồi gần bờ ao”.
Miệng keo ộp ộp khi trời đổ mưa”. Đố các con đó là con gì.
Trò chuyện cùng trẻ về con ếch.
Các con biết không, ếch là động vật lưỡng cư, vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước.
b) Hoạt động nhận thức
Cô có một bài hát nói về chú ếch rất hay các con nghe và đoán xem đó là bài hát gì nhé!
Cô mở giai điệu cho trẻ nghe 1 lần.
Thế các con đã biết đó là bài hát gì nào?
Bây giờ cô cháu mình cùng hát vang bài hát “Chú ếch con”. Trẻ hát nhún, bài “ Chú ếch con”.
Các con cảm thấy giai điệu bài hát như thế nào?
Giai điệu của bài hát rất vui tươi, rộn ràng, tác giả Phan Nhân nói về chú ếch con chăm học và tiếng học bài ấy làm cho cá trê, cá rô thích thú nhảy múa đấy các con.
Trẻ hát nhún theo giai điệu bài hát cùng cô 1 lần.
Chuyển đội hình về hình 4 hàng ngang.
Thế với bài hát này, bạn nào có điệu múa đẹp, hãy mạnh dạn thể hiện cho các bạn cùng xem! Những ý tưởng rất hay phải không các con? Từ những ý tưởng đó của các cô cũng có những động tác rất là dễ thương, bây giờ cô mời các con đón xem nào!
Cô hát và vận động mẫu.
Lần 1: Cô hát và vận động không phân tích.
Lần 2: Cô vừa hát vừa phân tích.
Lời 1
Câu 1: Kìa chú là chú ếch con có hai là hai mắt tròn ( các ngón tay co thành hình tròn để trước mắt nghiêng đầu sang hai bên kết hợp nhún chân)
Câu 2: Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan ( hai tay đặt chồng lên nhau để trước ngực lần lượt mở tay phải, tay trái kết hợp kiễng chân)
Câu 3: Bao cô cá trê non cùng bao chú cá rô ron (Vỗ tay sang trái, sang phải kết hợp kiễng chân)
Câu 4: Tung tăng chiếc vây son nhịp theo tiếng ếch vang giòn ( hai tay xoè ra hai bên, nhảy một vòng theo nhịp)
Lời 2: Vận động tương tự lời 1
Bây giờ các con cùng hát múa lại cùng cô nào.( Đứng tại chổ vận động 1 lần cho trẻ kết hợp nhạc).
Di chuyển đội hình vòng tròn cả lớp cùng vận động.
Di chuyển đội hình 2 vòng tròn.
Di chuyển đội hình 3 vòng tròn nhỏ.
Di chuyển về 4 hàng ngang
Bạn nào múa đẹp, hãy mạnh dạn lên thể hiện cho cô xem nào!
Mời nhóm, cá nhân thực hiện.
Còn bây giờ, mời các con đến với vũ điệu sôi động nào!
Nhạc kết hợp: “Nhảy cha cha”
Bây giờ cô thưởng cho các em xem một đoạn phim.
Hát nghe: “Bài ca tôm cá”
Hát lần 1: Trẻ cảm thụ giai điệu âm nhạc.
Các con đã được nghe giai điệu của bài hát gì? Các con ơi! “Bài ca tôm cá” do nhạc sỹ Hoàng Thuỳ Linh sáng tác, giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi. Bài hát nói về cảnh người dân làng chài ở vùng biển đi bắt cá. Họ mong ước mỗi lần ra biển sẽ thu hoạch được nhiều tôm, cá.
Hát lần 2: Trẻ hưởng ứng cùng cô nào.
Trò chơi: “Vũ điệu âm nhạc”
Cách chơi: Cô cho lớp đứng khoảng cách. Sau đó, nhạc nổi lên, các con nhảy theo nhạc, tự tạo cho mình những vũ điệu độc đáo nhất và khi nhạc dừng lại các con phải dừng, đồng thời giữ nguyên tư thế lúc đang nhảy, không động đậy cho đến khi nhạc nổi lên, lại tiếp tục trò chơi.
Luật chơi: Khi nhạc dừng bạn nào còn nhảy hay cử động thì bạn đó sẽ thua cuộc và ra ngoài.
Giáo dục: Qua bài học hôm nay cô muốn các bạn ở lớp mình phải biết yêu quý các loài động vật, các con chăm ngoan học giỏi.
c) Kết thúc hoạt động: Bây giờ cô cháu mình một lần nữa hát vang bài hát “ Chú ếch con” nào!

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !