Website Trường Mầm Non Đại Hồng – Đại Lộc – Quảng Nam

GDAN: Vận động bài “Trống cơm”.Độ tuổi: 5-6 tuổi. Cô Trương Thị Thanh Dung

GIÁO ÁN
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: Vận động bài “Trống cơm” – Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Nghe hát: Inh lã ơi – dân ca Thái
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Người dạy: Trương Thị Thanh Dung

1. Mục đích yêu cầu
a) Kiến thức
Trẻ biết và nhớ tên bài hát, thuộc bài hát, cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát “Trống cơm” dân ca Quan họ Bắc Ninh
Trẻ biết vận động điệu nhảy cha cha cha theo lời bài hát “Trống cơm”
Trẻ biết tên bài hát, chú ý lắng nghe cô hát, hiểu được nội dung bài hát, biết hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô qua bài hát nghe “Inh lã ơi” dân ca Thái
b) Kỹ năng
Rèn cho trẻ kỹ năng cảm nhận đúng giai điệu bài hát
Kỹ năng vận động điệu nhảy cha cha cha theo lời bài hát “Trống cơm”
Phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định.
Rèn kỹ năng phối hợp cùng bạn nhảy
c) Giáo dục
Giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước qua các làn điệu dân ca
3.2. Chuẩn bị
Máy tính, giáo án
Nhạc bài hát: “Trống cơm”, “Inh lã ơi”
3.3. Tiến hành hoạt động
a) Hoạt động mở đầu
Cô cho trẻ chơi trò chơi: Bước nhảy kì diệu
Trên màn hình có vòng quay về các bộ phận trên cơ thể, khi cô quay mũi tên dừng đến bộ phận nào thì trẻ vận động với bộ phận đó trên nền nhạc.
Lần 1 trẻ vận động những động tác chân trên nền nhạc
Lần 2 trẻ đứng vòng tròn vận động cả cơ thể trên nền nhạc bài hát “Trống cơm”, vận động nhiều hình thức.
b) Hoạt động nhận thức
Cô trò chuyện cùng trẻ
Các con vừa vận động bài hát có tên là gì?
Bài hát “Trống cơm” thuộc làn điệu dân ca nào?
Cô cho trẻ nhắc lại: Dân ca quan họ Bắc Ninh
Cô thấy các con vận động với bài hát “Trống cơm” rất là đẹp. Có bạn múa rất dẻo, có bạn vỗ tay, có bạn lắc lư, nhún nhảy theo nhạc.
Với bài hát Trống cơm này, còn có một vận động khác đó là Khiêu vũ theo điệu cha cha cha, hôm nay các con vận động cùng cô nhé.
– Bây giờ cô mời các con cùng xem cô thực hiện.
Cô làm mẫu lần 1 không phân tích
Các con có muốn nhảy điệu cha cha cha bài “Trống cơm” giống cô không?
Cho trẻ đứng thành 5 hàng ngang và thực hiện lại 1 lần cùng cô.
Cô làm mẫu và hướng dẫn lại động tác xoay người, đưa tay
Nhịp 1, 2, 3, 4 các con cuốn 2 tay trước ngực, xoay người sang phải, đưa tay trái sang ngang, tay phải lên cao đồng thời đưa chân trái bước sang ngang.
Nhịp 5, 6, 7, 8 các con xoay người sang trái làm tương tự ngược lại.
Cô cho trẻ thực hiện lại động tác động tác xoay người, đưa tay (không nhạc)
Cô cho trẻ vận động lại lần 2 theo nhạc bài hát.
Cô làm mẫu và hướng dẫn lại động tác đi ngang cuốn 2 tay
Nhịp 1, 2, 3 các con vừa bước theo nhịp đi ngang sang phải đồng thời cuốn 2 tay ngang hông bênh phải, nhịp 4 đưa 2 tay lên cao xuống dưới sau đồng thời ký chân trái.
Nhịp 5, 6, 7, 8 các con làm tương tự ngược lại.
Cô cho trẻ thực hiện lại động tác đi ngang cuốn 2 tay (không nhạc)
Cô cho trẻ vận động lại lần 2 theo nhạc bài hát.
Cô cho trẻ đứng thành 2 vòng tròn và vận động lại theo nhạc bài hát.
Cô cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và vận động lại theo nhạc bài hát.
Mời nhóm, cá nhân trẻ lên thực hiện.
Cô nhận xét và bao quát, sửa sai cho trẻ.
Mời trẻ cùng xem 2 cô giáo kết hợp khiêu vũ với nhau.
Mời trẻ bắt cặp với nhau cùng khiêu vũ nhạc bài hát Trống cơm
Cho trẻ mời các cô giáo khiêu vũ cùng.
Vừa rồi cô dạy các con vận động bài hát gì?
Trẻ nhắc lại tên bài hát và làn điệu dân ca vùng miền.
* Cô cho trẻ xem đoạn video những đặc điểm đặc trưng của vùng Tây Bắc Bộ
Các con nhìn thấy gì trong đoạn video?
(Cô chốt lại nội dung trong video…..)
Vừa rồi các con đã được tìm hiểu đôi nét về những đặc trưng của vùng Tây Bắc Bộ với những hình ảnh như ruộng bậc thang, đồi chè, những dãy núi xa tít chân trời, những buổi họp chợ phiên, lễ hội chọi trâu…Tất cả những hình ảnh đó đều mang đậm nét đặc trưng văn hóa của vùng Tây Bắc Bộ.
Các con ơi! Các con nhìn xem trên màng hình là bộ trang phục của người dân tộc nào?
Đây là bộ trang phục truyền thống của những cô gái Thái sống ở vùng Tây Bắc đấy, bộ trang phục tuy đơn giản nhưng duyên dáng và thanh lịch, tôn lên vẻ đẹp chân chất, khiến hình ảnh các cô gái Thái có vẻ đẹp rất riêng của miền sơn cước. Và hôm nay cô sẽ hát tặng lớp mình bài hát “Inh lã ơi” – Dân ca Thái thuộc vùng Tây Bắc Bộ. Cô mời lớp mình cùng lắng nghe.
* Nghe hát: “Inh lã ơi”
– Cô hát lần 1 cho trẻ nghe.
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
+ Bài hát “Inh lã ơi” thuộc làn điệu dân ca nào?
+ Bài hát nói về điều gì?
– Bài hát rất hay nói về vẽ đẹp của vùng miền núi Tây Bắc khi mùa xuân đến, ở đây có nhiều chàng trai, cô gái với nhiều điệu múa xòe, múa kèn rất hay và đẹp mắt, thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa con người và thiên nhiên cầu mong cho sự ấm no, hạnh phúc mỗi khi mùa xuân đến. Với giai điệu rất mượt mà, duyên dáng, cô mời lớp mình cùng thưởng thức lại 1 lần nữa nào!
– Lần 2 cô cùng trẻ múa trên nền nhạc.
c) Hoạt động kết thúc
– Cô nhận xét, kết thúc tiết học.

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !