Website Trường Mầm Non Đại Hồng – Đại Lộc – Quảng Nam

SKKN: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC SÁNG TẠO ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CHO TRẺ 4-5 TUỔI TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU PHẾ THẢI”. Cô Đặng Thị Liên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC SÁNG TẠO ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CHO TRẺ 4-5 TUỔI TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU PHẾ THẢI”.
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, ai trong chúng ta cũng một lần chạm tay đến đồ chơi…Có thể nói rằng: Đồ chơi là vật không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Đặc biệt đối với trẻ Mầm non, đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu của trẻ. Vì đặc điểm tư duy của trẻ ở độ tuổi này là tư duy trực quan hình tượng nên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động của trẻ là rất quan trọng. Nếu trong một hoạt động mà cô không sử dụng đồ dùng, đồ chơi thì sẽ không gây hứng thú cho trẻ và trẻ sẽ nhàm chán; làm cho chất lượng dạy và học của cô và trẻ cũng bị hạn chế.
Ngày nay, đời sống kinh tế – xã hội phát triển; đồ dùng, đồ chơi của trẻ cũng rất phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Trong số đó, có một số đồ dùng, đồ chơi bổ ích mang tính giáo dục nhưng cũng có những đồ dùng, đồ chơi mang tính bạo lực, phi giáo dục đối với trẻ. Đồ chơi công nghiệp luôn có sẵn nhưng không phải lúc nào gia đình và nhà trường cũng đáp ứng nhu cầu về đồ dùng, đồ chơi cần phải có trong một hoạt động cụ thể của cô và trẻ.
Trong đời sống hằng ngày, mỗi gia đình chúng ta sau khi sử dụng sản phẩm còn bỏ lại rất lớn lượng “phế thải” như vỏ hộp sữa, hộp bánh, kẹo, bìa, giấy, chai nhựa,…khá lớn. Đó là nguồn vật liệu rất đa dạng, phong phú. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó sẽ là nguồn nguyên liệu vô tận để làm đồ dùng, đồ chơi. Từ những hộp sữa sẽ tạo thành chiếc cầu, bập bênh, thành những trống lắc…còn vỏ sữa chua làm thành những chú chim, chú ngỗng, chú lợn… cũng rất xinh xắn. Tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi thì sẽ tiết kiệm được tiền mua đồ dùng, đồ chơi mà còn tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, hấp dẫn, phong phú cho cô và trẻ. Qua đó hình thành ý thức cho trẻ, tuyên truyền cho phụ huynh và cộng đồng về việc bảo vệ môi trường. Đồng thời góp phần giảm thiểu lượng phế thải cũng như giảm chi phí cho việc xử lí rác của ngành vệ sinh môi trường; để môi trường sống được cải thiện đáng kể. Chính vì điều đó, hằng năm tôi đã làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải cho trẻ trải nghiệm một cách có hiệu quả. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi từ nguyên vật liệu phế thải”
Theo điều 23 luật Giáo dục mầm non 2005 ban hành số 38/2005 QH11 ngày 14/6/2005 yêu cầu về nội dung và phương pháp Giáo dục mầm non đã ghi: Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện.
Theo chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Vì vậy, mục tiêu của GDMN là giáo dục trẻ phát triển toàn diện thông qua quá trình cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi từ việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải và chơi với các đồ dùng, đồ chơi tự tạo đó trẻ sẽ được phát triển nhiều mặt:
Về thể chất: Thông qua làm đồ dùng, đồ chơi và chơi với đồ dùng, đồ chơi sẽ giúp trẻ vận động các cơ, sự khéo léo của đôi tay như: nắm, cắt, đi, bật, nhảy…
Về phát triển trí thông minh, phát triển nhận thức: Thông qua hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi và chơi các đồ dùng đồ chơi mà các giác quan của trẻ được luyện tập và phối hợp cùng nhau như: So sánh, nêu đặc điểm, định hướng, giải quyết vấn đề, phân biệt kích thước, màu sắc, tính chất của đồ dùng…
Phát triển ngôn ngữ: Trao đổi, bàn bạc cách làm, cách chơi là nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ.
Phát triển tình cảm – xã hội: Thông qua hoạt động làm và chơi với các đồ dùng, đồ chơi mà phát triển ở trẻ tinh thần hợp tác, gắn kết, chia sẻ giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với cô.
Phát triển thẩm mĩ: Sau khi hoàn thành một đồ dùng, đồ chơi do mình làm ra trẻ sẽ rất vui vẻ, thỏa mái khi giới thiệu sản phẩm và chơi cùng sản phẩm của mình. Tôn trọng, giữ gìn sản phẩm do mình và người khác làm ra. Biết cần phải biết bảo vệ môi trường.
Mục đích của việc tạo môi trường học thân thiện thông qua việc làm đồ chơi tự tạo trong hoạt động góc giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy, là phương tiện hình thành nhân cách cho trẻ.
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện:
Biện pháp 1: Tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng bản thân.
Để có thể thực hiện tốt việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm thì trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy đồ dùng đồ chơi đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ.
Nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 5- 6 tuổi
Tham gia các đợt kiến tập và các chương trình chuyên đề do phòng tổ chức.
Tìm đọc tham khảo những cách làm đồ dùng đồ chơi đơn giản trên sách báo, tạp chí mầm non, mạng Internet,…
Xem các chương trình về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trên các kênh truyền hình như VTC11. Chương trình “Những tờ giấy diệu kỳ” dạy trẻ cách làm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, vào mạng xem các chương trình “Hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non” và học hỏi từ đồng nghiệp tôi đã nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ và làm được một số đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ.
Biện pháp 2: Sưu tầm, lựa chọn, gom nhặt những nguyên vật liệu phế thải làm ĐD, ĐC sao cho đảm bảo vệ sinh, an toàn và đẹp mắt.
a. Định hình sản phẩm:
Ấp ủ ý tưởng làm đồ dùng, đồ chơi đã lâu nên lúc nào tôi cũng chú ý tìm nguyên vật liệu phế thải.
Trước khi làm một sản phẩm gì thì cô phải định hình phát họa trước đồ dùng, đồ chơi đó có dạng hình, khối gì, cần phải có những nguyên vật liệu, gì để làm. Đây là khâu quan trọng để khi thực hiện không bị lúng túng.
b. Công tác phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng:
` Sau khi định hình sản phẩm nếu chưa có hoặc chưa đủ thì tôi trao đổi, phối hợp phụ huynh đóng góp một số nguyên vật liệu bỏ đi…Một mảnh gỗ, một chai nước, lon bia…cũng là một tài nguyên đối với cô và trẻ.
c. Khâu vệ sinh:
Sau khi thu gom được, thì cô phải bắt tay ngay vào khâu vệ sinh như: lau chùi, phủi bụi (giấy, báo, tờ lịch cũ, hộp catông..), rửa sạch (nếu hũ, chai…vật không thấm nước), ngâm xà phòng một lát rồi phơi khô. Nếu không làm sạch thì nguyên liệu sẽ bốc mùi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường, và sức khỏe. Loại bỏ những phần hư, phần không dùng. Cất giữ cẩn thận.
Biện pháp 3: Tận dụng nguyên vật liệu phế thải khác nhau trong làm đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ:
Đồ dùng, đồ chơi làm bằng giấy, bìa, lịch và một số phụ liệu khác:
Với nguyên vật liệu này thì cô có thể cùng cháu bắt tay ngay vào việc làm đồ dùng, đồ chơi đơn giản như:
+ Những con số thân quen: Cắt con số trên tờ lịch cũ (lịch lốc) để phục vụ hoạt động làm quen với toán.
+ Thẻ lô tô: Cắt những hình ảnh trên tạp chí, quảng cáo (mỗi hình ảnh có số lượng từ 2 trở lên) dán vào tờ lịch tập cũ, vỏ hộp bánh… sau đó cắt rời ra thành từng tranh để làm tranh lô tô phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ, hoạt động giáo dục thể chất, hoạt động nhận thức, hoạt động phát triển tình cảm – xã hội, hoạt động thẩm mĩ.
+ Cái hộp kì lạ: Sử dụng hộp cát tông rỗng; cắt, khoét và dán hình thì ta sẽ có ngay một đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho cô và trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ, hoạt động thể chất, nhận thức, thẩm mĩ..
Sử dụng: Để dùng cho hoạt động tạo hình, toán, văn học.
+ Những đồ dùng phục vụ cho chủ đề nghề nghiệp. ( nghề xây dựng): Tạo ra những cái cuốc, cái xẻng…)
Chuẩn bị:
Bìa gạch tông, hồ dán, kéo, giấy màu keo dính, dây kẽm, xốp, hộp sơn màu…
Cách làm:
Đồ dùng cái cuốc, xẻng…
Vẽ mẫu lưỡi cuốc hình chữ nhật lên giấy A4.
Lấy mẫu đó đặt trên bìa gạch tông để cắt theo mẫu.
Lấy xốp màu cắt hình chữ nhật dài cuộc lại để làm thành cán cuốc
Gắn lưỡi cuốc và cán cuốc lại với nhau để được cái cuốc.
Lấy keo nước màu sơn vào mặt lưỡi cuốc và dùng giấy màu cắt và trang trí phần cán cuốc.
Đồ chơi tận dụng nguyên vật liệu là chai nhựa cũ:
+ Chủ đề Trường mầm non: Làm nhà banh.
Chuẩn bị: Chai nhựa, alu, phễu, bóng và phụ liệu khác.
Cách làm: Cắt chai nhựa làm lồng nhà banh, dùng phễu đặt lên đầu chai nhựa làm mái nhà, dán Alu thành cầu thang gắn vào lỗ của thân bình, sơn bóng bàn nhiều màu để làm bóng.
Đồ chơi tận dụng hộp sữa chua: Có thể tận dụng làm rất nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau.Ví dụ đơn giản: Làm con lợn:
Chuẩn bị: Hộp sữa chua, xốp, kéo, keo dán, bút lông, hạt đậu.
Cách làm: Định hình trước của con lợn; dán úp chặt 2 hộp sữa vào nhau và đã cắt 2 hình tam giác nhỏ màu hồng làm cái tai, và một hình tròn nhỏ phía dưới làm mỏ). Dùng hạt đậu đen làm mắt 2 bên; hoặc có thể vẽ con mắt bằng bút lông. Hai bên thân hộp sữa ta gắn kết 2 hình tam giác nhỏ màu hồng để làm 2 cái tai. Phía sau ta làm một cái đuôi nhỏ có dạng hình cong dài đã được cắt khía cho đẹp. Phía dưới cắt 4 đoạn ống hút hoặc 4 cục đất nặn lăn dọc dính vào làm bốn cái chân.
Đồ dùng, đồ chơi này dùng để phục vụ cho chủ đề động vật.
Loại tận dụng nguyên vật liệu tổng hợp:
Rối:
Chuẩn bị: Vải vụn, bóng, hộp nhựa, dây len, dây ruy băng. Giấy vẽ, màu sáp, giấy màu, hồ dán, keo…
Cách làm:
Cắt và dán các chi tiết phụ của nhân vật vào quả bóng, hộp xê nhựa (Làm đầu), lấy chai nước hoặc quần áo may sẵn làm thân. Gắn đầu nhân vật vào quần áo may sẳn. Khi sử dụng ta có thể luồn tay hay que vào để điều khiển. Dùng để dạy toán, tạo hình, làm quen văn học, giáo dục lễ giáo.
Với loại rối này, ta có thể sử dụng để làm các nhân vật truyện trong giờ làm quen văn học hay đưa vào hoạt động góc.
Sâu con học chữ, học toán:
Chuẩn bị:
+ Vỏ lon bia, vỏ hộp sữa, cốc nhựa cũ, bóng nhựa, xốp màu, gai dính, dây điện, ống hút, thẻ chữ cái, thẻ số…
Cách làm:
+ Lấy quả bóng nhựa làm đầu của sâu, cắt xốp màu làm mắt mũi miệng, chân của sâu.
+ Lấy dây điện làm râu của sâu.
+ Lấy các vỏ lon bia, vỏ hộp sữa, bóng nhựa, làm thân của con sâu.
+ Làm băng dính giữa các thân của con sâu và trên thân sâu để gắn thẻ số và thẻ chữ cái khi cần thiết.
Cách sử dụng:
Có thể dán lên mỗi đốt thân con sâu một dãy số; hoặc một nhóm chữ cái….
Làm con lợn từ quả trứng:
Chuẩn bị: Vỏ quả trứng vịt, xốp màu, nắp chai xả làm mềm vải. Cách làm: Lấy nắp chai xả vải làm mồm; dán 2 hình tròn hồng làm mũi lợn.
Lấy hộp sữa lên men cắt 2 lỗ tai khum khum, mắt có thể vẽ hoặc cắt xốp den để làm, 4 chân làm bằng xốp dày, đuôi lợn cắt xốp mỏng vuốt xoăn để gắn vào phía sau.
Làm con bướm từ thìa nhựa:
Chuẩn bị: Thìa ăn sữa chua đã được vệ sinh, tẩy sạch, xốp, đề can, keo dính…
Cách làm: Lấy hình tròn nhỏ gắn vào phần trên cái thìa làm mắt con bướm. Vẽ các chi tiết trên khuôn mặt. Cắt 2 cánh bằng giấy hoa, giấy xốp… Chọn hoạt tiết ( hay cắt) để dán vào cánh trang trí cho đẹp. Dùng cây bút chì vuốt sợi xốp cho xoăn làm râu. Thế là có ngay một chú bướm…
Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm:
Có thể nói: Đồ chơi là một phương tiện không thể thiếu đối với bất kỳ đứa trẻ nào đặc biệt là trong sự phát triển trí tuệ, nhân cách, thể chất cho trẻ. Đồ chơi mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, nhiều trải nghiệm.
Nhưng trong khi đó những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, còn hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực và sáng tạo của trẻ trong hoạt động. Hơn thế nữa trẻ Mầm non rất thích được tự mình tìm tòi khám phá, thích tự tay mình làm ra một cái gì đó, một cái đồ chơi là điều mà theo tôi nghĩ trẻ sẽ rất hứng thú và tích cực, và sẽ thích thú hơn nếu những đồ chơi đó lại được trẻ làm ra từ chính những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm ngay trong gia đình trẻ. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình thường có rất nhiều những nguyên vật liệu bỏ đi sau khi sử dụng như: Lõi giấy vệ sinh, đĩa CD, chai nhựa, lon bia, giấy báo, vỏ hộp sữa hút, sữa chua…..đó là những nguyên vật liệu rất phong phú và đa dạng có thể làm được những việc hữu ích, nếu chúng ta có ý thức thu gom chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng làm đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp to nhỏ thành những ô tô, tàu hoả…và một số đồ chơi khác có thể để trang trí, để học và để trong các góc chơi trong Trường mầm non để trẻ trải nghiệm. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm vừa dễ sử dụng trong các giờ học và trong các hoạt động.
Ví dụ: Với chủ đề “Trường mầm non”
Đề tài: Làm ống đựng bút
Chuẩn bị: Bìa cứng, keo, kéo, giấy màu hoặc giấy hoa
Cách làm:
+ Đầu tiên tôi hướng dẫn trẻ dùng kéo để cắt bìa cứng ra làm nhiều phần có độ dài ngắn khác nhau.
+ Tiếp theo tôi cho trẻ lấy keo dính giấy màu mà tôi đã cắt sẵn theo kích thước của bìa giấy sau đó tôi dính hai đầu mép giấy lại với nhau, rồi sắp xếp chúng lại với nhau.
+ Sau đó tôi cho trẻ lấy keo phết lên mặt tấm bìa giấy có dạng hình trụ mà trẻ vừa dính được lên tấm bìa cứng đó sao cho chúng dính lại với nhau thành khối vững chắc.
+ Cuối cùng tôi cho trẻ dùng kéo cắt bớt phần bìa cứng thừa ở xung quanh.
Trong quá trình trẻ làm tôi đã bao quát hướng dẫn giúp đỡ trẻ làm, trẻ tỏ ra rất hứng thú và tham gia rất tích cực.
Như vậy, chỉ với cách làm đơn giản từ những nguyên vật liệu cũng hết sức đơn giản dễ tìm trẻ đã tạo thành những ống đựng bút cho mình thật đẹp, có thể sử dụng để trang trí góc chơi của trẻ ở trong lớp hay dùng cho trẻ đựng bút màu ở góc học tập.
Cũng từ vỏ hộp sữa chua, lõi giấy vệ sinh, đĩa CD, bình sữa chua kết hợp với một số nguyên vật liệu khác như: xốp màu, băng dính hai mặt, vỏ que kem, kéo tôi dạy trẻ làm những chú gà, chú mèo,chú thỏ thật đáng yêu trong chủ đề “ Thế giới động vật”
+ Đầu tiên tôi cho trẻ lấy băng dính hai mặt quấn xung quanh vỏ hộp sữa chua vào xung quanh làm thân mèo.
+ Tiếp theo tôi cho trẻ dùng bút chì vẽ mắt mèo, miệng và râu, dùng xốp để tạo thành đôi bàn chân của mèo, tai mèo tôi cắt 2 nét cong dài. Sau đó tôi gắn các chi tiết lại với nhau để tạo thành chú mèo dễ thương.
+ Cũng tương tự như làm chú mèo, tôi hướng dẫn trẻ làm con gà, con thỏ và các con vật khác..
Chỉ với cách làm đơn giản như vậy trẻ có thể làm được rất nhiều chú gà đáng yêu từ những nguyên vật liệu do chính tay trẻ mang từ nhà đến lớp.
Trong quá trình trẻ làm trẻ tỏ ra rất say sưa và hứng thú. Với những chú gà này trẻ có thể sử dụng để chơi hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và để trang trí góc học tập.
Hay với chủ đề “ Mùa xuân và tết nguyên đán”
Đề tài: Bánh chưng, bánh tét
Chuẩn bị:
+ Lon nước yến, hộp bánh hình vuông, giấy màu xanh lá, dây nhựa, keo dán.
Cách làm:
+ Chồng 2 lon nước yến vào nhau, dán giấy màu lên và lấy dây nhựa buộc lại để tạo thành bánh tét.
+ Dán giấy màu quanh hộp bánh sau đó lấy dây nhựa buộc lại thành bánh chưng.
Biện pháp 5: Tuyên truyền với phụ huynh trong việc tận dụng nguyên vật liệu để trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
Để thực hiện tốt việc làm đồ dùng đồ chơi là nhờ một phần không nhỏ của các bậc phụ huynh tham gia đóng góp nguyên vật liệu đã qua sử dụng như: Lõi giấy vệ sinh, chai dầu gội đầu, dầu rửa bát, đĩa CD…để cho cô giáo và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. Việc phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu như vậy đã góp phần tăng thêm hứng thú và sự tích cực của trẻ trong việc tham gia vào hoạt động làm đồ dùng đồ chơi.
Và để làm được điều này tôi đã phải xây dựng một hệ thống bài tập dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi, lên kế hoạch cụ thể, cô hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu về một bài tập dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi nào đó và phụ huynh có thể cùng tham gia, phối kết hợp với giáo viên làm đồ dùng đồ chơi ngay cả khi ở nhà.
Ví dụ: Với chủ đề “ Thế giới động vật” tôi liệt kê các con vật như làm con thỏ, con gấu, con lợn…..kèm theo đó là những hướng dẫn cách làm cụ thể đưa cho phụ huynh để phụ huynh có thể cùng với trẻ làm đồ chơi khi ở nhà.
Hay với chủ đề “ Thế giới thực vật” tôi hướng dẫn phụ huynh cùng trẻ làm các loại hoa từ những nguyên vật liệu khác nhau như: Lõi giấy vệ sinh, vá kẹo, hộp sữa chua…để phụ huynh làm cho trẻ trải nghiệm.
Ngoài ra, tôi thường xuyên mời phụ huynh tham quan góc học tập, xem các đồ dựng đồ chơi do chính tay trẻ làm để phụ huynh thấy được rằng con em mình hoàn toàn có thể làm được đồ chơi từ những nguyên vật liệu thiên nhiên đó qua sử dụng. Bên cạnh đó tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh một số kiến thức về việc dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi trong các giờ đón và trả trẻ, từ đó phụ huynh có thể đóng góp cho cô giáo những kiến thức mới trong hoạt động dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi và đóng góp những nguyên vật liệu thiên nhiên đó qua sử dụng cho nhà trường. Tôi nghĩ đây cũng là một hình thức khá hay trong việc phát huy ở trẻ tính tích cực sáng tạo trong hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường.
Tinh thần động viên, cổ vũ của chị em đồng nghiệp.
Được phụ huynh tin tưởng, đồng tình ủng hộ.
Phế liệu là kho tài nguyên vô tận.
Bản thân tự tham khảo, tìm tòi học hỏi trên Internet.
Trẻ thích thú tham gia cùng cô.
Đa số trẻ biết giữ gìn bảo quản đồ dùng, đồ chơi, biết lấy và cất đồ chơi nơi quy định.
* Nhược điểm:
Một số bậc phụ huynh cưng chiều, nâng niu con cái thái quá với nhiều lý do không chính đáng như cho con chơi Game trên điện thoại, mua đồ chơi bạo lực như siêu nhân, kiếm hay cho chơi sợ bẩn tay chân…
Đa số học sinh chưa mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động.
Phụ huynh đa số làm nghề nông không có thời gian ở bên con cái để chơi cùng con cái.
Thời gian giành cho hoạt động làm đồ dùng tự tạo từ phế thải còn hạn chế. Chưa biết tận dụng môi trường để trưng bày sản phẩm để tạo cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ.
Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy nhu cầu về đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ là rất lớn, trong khi đó đồ dùng, đồ chơi cần cho một hoạt động còn hạn chế nhiều mặt. Cho nên việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi là một giải pháp góp phần tạo điệu kiện cho trẻ được phát triển toàn diện, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tiền bạc của mình.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã trăn trở, suy nghĩ “Làm thế nào để giúp trẻ chơi tốt các trò chơi dân gian” để trẻ có được sức khỏe, kỹ năng tư duy, sáng tạo và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Và tôi thiết nghĩ trong tuổi thơ của trẻ nếu thiếu đi các trò chơi dân gian thì sẽ là một thiệt thòi cho trẻ. Nên việc giúp trẻ chơi các trò chơi dân gian ngay từ tuổi ấu thơ là một nhu cầu cấp bách và cần thiết.
1.3. Nội dung đã cải tiến sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại.
Biện pháp 1: Tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng bản thân.
Để có thể tổ chức tốt hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi, đòi hỏi giáo viên phải có một kế hoạch tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi đồng nghiệp cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại và nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ làm dược một số đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ.
Biện pháp 2: Sưu tầm, lựa chọn, gom nhặt những nguyên vật liệu phế thải làm ĐD, ĐC sao cho đảm bảo vệ sinh, an toàn và đẹp mắt.
Sau khi sưu tầm, lựa chọn, gom nhặt những nguyên vật liệu phế thải thì định hình sản phẩm nếu chưa có hoặc chưa đủ thì tôi trao đổi, phối hợp phụ huynh đóng góp một số nguyên vật liệu bỏ đi và phải bắt tay ngay vào khâu vệ sinh như: lau chùi, phủi bụi (giấy, báo, tờ lịch cũ, hộp catông..), rửa sạch (nếu hũ, chai…vật không thấm nước), ngâm xà phòng một lát rồi phơi khô. Nếu không làm sạch thì nguyên liệu sẽ bốc mùi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường, và sức khỏe.
Biện pháp 3: Tận dụng nguyên vật liệu phế thải khác nhau trong làm đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ.
Đồ dùng, đồ chơi làm bằng giấy, bìa, lịch và một số phụ liệu khác.
Với nguyên vật liệu này thì cô có thể cùng cháu bắt tay ngay vào việc làm đồ dùng, đồ chơi đơn giản như:
+ Những con số thân quen: Cắt con số trên tờ lịch cũ (lịch lốc) để phục vụ hoạt động làm quen với toán.
+ Thẻ lô tô: Cắt những hình ảnh trên tạp chí, quảng cáo (mỗi hình ảnh có số lượng từ 2 trở lên) dán vào tờ lịch tập cũ, vỏ hộp bánh… sau đó cắt rời ra thành từng tranh để làm tranh lô tô phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ, hoạt động giáo dục thể chất, hoạt động nhận thức, hoạt động phát triển tình cảm – xã hội, hoạt động thẩm mĩ.
+ Cái hộp kì lạ: Sử dụng hộp cát tông rỗng; cắt, khoét và dán hình thì ta sẽ có ngay một đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho cô và trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ, hoạt động thể chất, nhận thức, thẩm mĩ…
Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm.
Có thể nói: Đồ chơi là một phương tiện không thể thiếu đối với bất kỳ đứa trẻ nào đặc biệt là trong sự phát triển trí tuệ, nhân cách, thể chất cho trẻ. Đồ chơi mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, nhiều trải nghiệm.
Nhưng trong khi đó những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, còn hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực và sáng tạo của trẻ trong hoạt động. Hơn thế nữa trẻ Mầm non rất thích được tự mình tìm tòi khám phá, thích tự tay mình làm ra một cái gì đó, một cái đồ chơi là điều mà theo tôi nghĩ trẻ sẽ rất hứng thú và tích cực, và sẽ thích thú hơn nếu những đồ chơi đó lại được trẻ làm ra từ chính những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm ngay trong gia đình trẻ. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình thường có rất nhiều những nguyên vật liệu bỏ đi sau khi sử dụng như: Lõi giấy vệ sinh, đĩa CD, chai nhựa, lon bia, giấy báo, vỏ hộp sữa hút, sữa chua…..đó là những nguyên vật liệu rất phong phú và đa dạng có thể làm được những việc hữu ích, nếu chúng ta có ý thức thu gom chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng làm đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp to nhỏ thành những ô tô, tàu hoả…và một số đồ chơi khác có thể để trang trí, để học và để trong các góc chơi trong Trường mầm non để trẻ trải nghiệm. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm vừa dễ sử dụng trong các giờ học và trong các hoạt động.
Biện pháp 5: Tuyên truyền với phụ huynh trong việc tận dụng nguyên vật liệu để trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
Ngoài những biện pháp trên thì công tác tuyên truyền với phụ huynh về giá trị thực sự của việc làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải rất cần thiết. Bởi vì ngoài việc cô giáo hướng dẫn trẻ chơi trên lớp thì về nhà phụ huynh cũng có thể bày con mình làm các đồ dùng, đồ chơi khác nữa, tạo điều kiện cho con chơi cùng bạn trong xóm với những trò chơi mà trẻ thích.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của các bậc cha mẹ, qua một thời gian thực hiện và theo dõi, bản thân nhận thấy lớp có những chuyển biến rõ rệt cụ thể:
Bản thân được trau dồi kiến thức kỹ năng và nghệ thuật dạy trẻ. Được phụ huynh tín nhiệm. Bản thân đã có sự sáng tạo trong hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
Trẻ 5 – 6 tuổi rất hứng thú với hoạt động này, không những vậy trẻ rất sáng tạo trong cách trang trí cho đồ dùng đồ chơi của mình.
Tạo cơ hội cho trẻ thực hành, tự tổ chức chơi theo nhóm.
Tuyên truyền sâu rộng đến phụ huynh học sinh.
Giáo viên đúc kết nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, công tác xã hội hóa giáo dục.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để thực hiện tốt việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhà trường hỗ trợ cho giáo viên về các phương tiện như máy móc, cơ sở vật chất. Chuyên môn hỗ trợ về phương pháp dạy trẻ theo hướng đổi mới lấy trẻ làm trung tâm. Phụ huynh hỗ trợ về nguyên vật liệu để cô giáo tạo tra những đồ dùng dạy trẻ tốt hơn, còn học sinh tích cực tham gia vào hoạt động cô tổ chức.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ tiếp cận và trãi nghiệm với các trò chơi dân gian phù hợp, là quan trọng, cần thiết. Phụ huynh tích cực đóng góp nguyên liệu: tranh ảnh, lịch cũ …để cô và cháu cùng chuẩn bị đồ dùng cho các hoạt động.
Với cách làm đồ dùng đồ chơi hết sức đơn giản, trẻ 5 – 6 tuổi có thể trang trí bằng nhiều hình thức khác nhau, bạn thì thích trang trí bằng giấy màu cho chiếc kèn của mình thêm xinh xắn, bạn thì lại thích sử dụng màu nước như những họa sĩ chuyên nghiệp, bạn thì lại rất tâm đắc với cái tài cắt dán bằng giấy màu….
Nhìn chung trẻ trở nên sáng tạo hơn, linh hoạt hơn trong hoạt động tạo hình, thông qua việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trẻ khám phá ra nhiều điều mới lại trong cách cắt dán trang trí…Mỗi khi làm xong một đồ chơi, trẻ rất phấn khởi và vui sướng.
2. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
3. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú
1 Tăng Thị Thanh Vân MN Đại Hồng Áp dụng dạy tại lớp Bé 3
2 Nguyễn Thị Lập MN Đại Hồng Áp dụng dạy tại lớp Nhỡ 4
3 Lưu Thị Lan MN Đại Hồng Áp dụng dạy tại lớp Lớn 5
4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sang kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm…)

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !