SKKN: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI”. Cô Nguyễn thị Thu Hiền
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI”
1. Mô tả bản chất của sáng kiến
Ngành giáo dục mầm non là chăm sóc giáo dục trẻ từ khi cất tiến khóc chào đời cho đến khi 6 tuổi. Có thể nói từ một thực thể tự nhiên bắt đầu bước vào xã hội dần trở thành con người xã hội. Nhờ quá trình giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm hành vi xã hội, thẩm mỹ. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng non nớt rất trong sáng và rất dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu bên ngoài. Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu chúng ta không biết uốn nén và dạy dỗ trẻ không đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau. Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ.
Bản thân là một giáo viên đứng lớp tôi luôn mong muốn mang lại cho các cháu một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp cho các cháu mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, lễ phép biết quan tâm chia sẽ, hợp tác và biết phục vụ bản thân những việc làm đơn giản.
Để rèn cho trẻ tự phục vụ bản thân những việc làm đơn giản không phải là việc dễ dàng đối với giáo viên, cần đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì từng bước một để hình thành cho trẻ kĩ năng ấy.
Thật vậy với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế có rất nhiều bậc phụ huynh không có thời gian quan tâm và hướng dẫn con cái, chính vì vậy mà trẻ thường ỷ lại và không thể tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay thông minh hơn, hoạt bát hơn, lém lỉnh hơn nhiều so với trẻ ngày xưa, tuy nhiên các cháu lại rất thiếu các kĩ năng sống, thiếu kĩ năng tự lập.
Nếu trẻ biết tự phục vụ trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, hình thành những kĩ năng sống tích cực trong trẻ, hình thành một số kĩ năng tự phục vụ, nhưng đa số trẻ còn dựa dẫm vào người lớn. Qua nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kĩ năng tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ và dựa trên khả năng tự phục vụ của trẻ tại lớp.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm ra: “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi” để làm đề tài nghiên cứu.
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện.
Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn góp một phần bé nhỏ đưa ra những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi rèn kĩ năng tự phục vụ nhằm phát huy tính tự lập cho trẻ.
Biện Pháp 1: Khảo sát khả năng của trẻ
Từ những nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ tôi định hướng nhiệm vụ của mình trong công việc. Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những kĩ năng cần thiết để giáo dục tính tự lập cho trẻ mà tôi đã xác định.
Để theo dõi và đánh giá kết quả về khả năng tự phục vụ mà trẻ đạt được sau mỗi chủ điểm tôi khảo sát trẻ.
Vd: Chủ đề gia đình: Sau khi trẻ thực hiện tốt hết chủ điểm, tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng tự phục vụ cho trẻ để xem trẻ phát triển như thế nào.
*Tiêu chí khảo sát
– Tự thay quần áo 68%,chưa đạt 32%.
– Kê bàn ghế 56%,chưa đạt 44%
– Tự dọn chén sau khi ăn, đạt 80%,chưa đạt 20 %.
– Ăn uống gọn gàng, không rơi vãi 73%,chưa đạt 27%
– Tự xếp mềm khi ngủ dạy 44% chưa đạt 56%.
– Khả năng tự trẻ làm mà không cần giáo viên nhắc nhở 46% chưa đạt 54%.
*Quá trình khảo sát như vậy để đánh giá sự phát triển về kĩ năng cho trẻ thông qua hoạt động học, hoạt động hằng ngày tại lớp. Như vậy cứ hết một chủ điểm thì tôi lại tiến hành khảo sát, đánh giá trẻ.
Biện Pháp 2: Hướng dẫn rèn luyện những kĩ năng tự phục vụ cần thết cho trẻ.
Tôi hướng dẫn cháu nâng cao kĩ năng tự phục vụ thông qua giờ hoạt động chung và các hoạt động mọi lúc mọi nơi nhằm giúp đỡ trẻ phát triển hoàn thiện và có khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh thực tế.
Việc trẻ biết tự chăm sóc mình là những viên gạch đầu tiên xây dựng tính tự tin, tự lập và ứng phó với đòi hỏi khác.
Vd: Khi trẻ biết cách xếp quần áo thì khi đi học trẻ sắp xếp sách vở, đồ dùng đi học.
Nếu trẻ không biết mang vớ, đội mũ cho chính mình thì trẻ sẽ không biết làm điều đó cho người khác. Dạy cho trẻ khả năng tự chăm sóc mình, ngoài việc tốt cho bản thân trẻ, trẻ tự chăm sóc mình cũng là cách giúp đỡ người thân trong gia đình. Trẻ không biết tự chăm sóc mình thì trẻ sẽ không cảm nhận được sự vất vả khi làm việc gì, không thông cảm thấu hiểu thì trẻ sẽ không có sự chia sẽ, gắn bó với những tình cảm người thân dành cho mình.
Kĩ năng tự chăm sóc bản thân: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và xếp áo quần, rửa mặt, rửa tay, tự đi dép, tự đánh răng, mặc áo khoác khi đi ra ngoài, tự đội mũ bịt khẩu trang….
Vd: Giáo viên đang hướng dẫn xếp quần áo đầu tiên chúng mình lộn áo sang mặt phải, trước khi gấp chúng mình phải rủ quần áo cho thẳng, tiếp theo vào thân áo, sau đó gấp tiếp tay áo bên trái vào trong thân áo. Trẻ ở độ tuổi này hoàn toàn có thể tự chăm sóc chính bản thân mình vì vậy tôi chỉ khuyến khích và động viên trong những buổi học đầu tiên.
Ngay từ những ngày đầu tiên đến trường, tôi hướng dẫn trẻ cách tự mặc quần áo, cách bỏ quần áo trong cặp và cất cặp đúng nơi quy định. Công việc này yêu cầu giáo viên phải có thời gian và người giáo viên phải kiên nhẫn. Nhờ vậy mà sau gần một tháng trẻ hình thành thói quen tự lập trong việc chăm sóc bản thân.
Thói quen rửa tay: đối với người lớn, việc rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là điều “hiển nhiên” rồi, nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc rửa tay thường xuyên là rất cần thiết, nhưng với trẻ em thì khác, bởi rõ ràng là trẻ em sẽ không thể hoàn toàn hiểu được ngay cả những điều cơ bản nhất nếu không được chỉ bảo, hướng dẫn một cách bài bản.
Xây dựng kỹ năng rửa tay cần có thời gian. Lúc đầu, trẻ sẽ cần nhắc nhở thường xuyên về cách và thời điểm rửa tay. Điều đặc biệt quan trọng là nhắc nhở trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi chạm vào vật nuôi, sau khi chơi bên ngoài và sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi. Nhưng một khi rửa tay trở thành thói quen và là một phần thường xuyên trong ngày của trẻ, chúng sẽ thực hành nó trong suốt cuộc đời của chúng.
Biện Pháp 3: Phân công công việc duy trì thói quen và cách làm việc
Trong lớp tôi phân công công việc cho từng thành viên để trẻ hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm công việc và thói quen làm việc. Khi tổ chức các hoạt động trong lớp có thể phân công công việc cho các bé. Cho bé phụ giúp kê giường, xếp mềm, kê bàn ăn. Khi phân công việc như vậy các cháu rất hứng thú,vui vẻ thực hiện khi biết công việc của mình.
Việc hình thành mỗi hành động tự phục vụ không khó mà cái khó là hình thành thói quen cho trẻ chính vì vậy mà tôi thường xuyên phân công công việc cho trẻ làm nhiều lần, có những biện pháp khen thưởng, khích lệ động viên.
Biện Pháp 4: Khuyến khích kết quả cho trẻ làm được
Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích làm những công việc vừa sức của mình để phục vụ cho bản thân, hiểu được điều này các cô luôn khuyến khích rèn luyện tính tự lập ngay từ nhỏ, các con rất hào hứng khi được giúp cô giáo làm những việc đơn giản: Chuẩn bị bàn ghế giờ học, giờ ăn biết kê bàn, kê ghế lấy đĩa đựng cơm rơi, khi ngồi vào bàn ăn biết một tay cầm muỗng, một tay vịn tô xúc cơm ăn, ăn xong biết cất tô vào nơi quy định. Việc khen ngợi cần được xem như là hành dộng công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó cho dù chúng hoàn thành ở mức sơ xài nhất. Cụ thể tôi đưa ra những lớp nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm. Tôi không bao giờ dùng một lời khen ngợi quá đáng cho một hành động sơ xài. Thay vào đó là những lời động viên: à cô cảm ơn con đã sắp xếp đồ chơi cho cả lớp, cất dọn đồ chơi giúp cô, con đi vệ sinh đúng nơi quy định rồi đó. Các hình thức tôi thường dùng để khen, tuyên dương những hành động trước lớp: dán phiếu bé ngoan tuyên dương cuối tuần.
Biện Pháp 5: Phối hợp với phụ huynh
Việc hương dẫn và rèn luyện các kĩ năng tự phục vụ cho trẻ nếu chỉ có cô giáo và nhà trường thì không thể thành công nhưng phải có sự phối hợp của các thành viên trong gia đình, các thành viên trong nhà luôn tạo cho bé nhìn thấy những việc làm và cách thức làm việc của mình, đồng thời nên giải thích cho bé biết công việc đó. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh trẻ: Ở nhà cháu có hay giúp đỡ ba mẹ không, bố mẹ có thể cho trẻ tự phục vụ bản thân những việc vừa sức. Ngoài việc tìm hiểu từ phụ huynh thì cô thường xuyên phản hồi thông tin về trẻ cho phụ huynh nắm: ở lớp cháu là người như thế nào, cháu có hay giúp cô không, để phụ huynh biết mà tiếp tục khuyên khích cho cháu làm tốt khi ở nhà nhằm xây dựng thói quen tốt cho trẻ.
Qua thời gian tôi áp dụng các biện pháp và phối hợp với phụ huynh kĩ năng tự phục vụ của trẻ đều được nâng lên rõ rệt. Thông qua các hoạt động, tôi thấy phụ huynh rất hài lòng.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như tài liệu phục vụ giảng dạy.
Phòng học rộng rãi, thoáng mát, lớp học sạch sẽ mang tính sư phạm nên trẻ rất thích đi học và thuận lợi cho việc giáo dục trẻ.
Giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn, có lòng yêu nghề mếm trẻ, nhiệt huyết với nghề.
Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, luôn giúp đỡ và phối hợp với cô giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
*Khó khăn:
Lớp có 31 cháu, khả năng nhận thức các cháu không đồng đều. Đa số các cháu mới đi học chưa qua lớp Bé.
Nhiều cháu khả năng tự phục vụ còn rất yếu, còn rụt rè, lúng túng, nhút nhát. Bên cạnh đó lại có những cháu nghe nhưng chưa hiểu được các yêu cầu của cô, thích làm theo ý mình.
Trẻ ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại: Internes, Ipas, điện thoại thì trẻ mới ăn.
Trẻ được sống trong môi trường được bao bọc quá nhiều khiến trẻ quen dựa dẫm. Không có tính tự lập, ích kĩ, lãnh cảm với môi trường xung quanh.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã trăn trở, suy nghĩ “Làm thế nào để giúp trẻ thực hiện tốt kỹ năng tự phục vụ bản thân mà không cần người lớn giúp đỡ”. Nên việc giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân là một nhu cầu cấp bách và cần thiết.
1.3. Nội dung đã cải tiến sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại
Ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên cùng lớp đã chia số trẻ trên lớp thành 2 tổ. Mỗi cô phụ trách 1 tổ và tiến hành đánh giá trẻ về các mặt như: Tâm lý, thể chất, các kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc tự phục vụ:
Về tâm lý: Thường xuyên trò chuyện, vui chơi, tâm sự với trẻ, trao đổi với phụ huynh của trẻ để hiểu được tính cách cũng như tâm lý của trẻ.
Về thể chất: Phối hợp cùng nhân viên ý tế cân, đo cho 100% trẻ của lớp mình và vào biểu đồ tăng trưởng của từng trẻ.
Các kỹ năng cơ bản cần thiết chuẩn bị cho việc rèn luyện khả năng tự phục vụ: Đánh giá trẻ thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, vệ sinh cá
nhân….
* Rèn cho trẻ Kỹ năng tự phục vụ.
Giúp trẻ có những kỹ năng đơn giản như: Biết tự cất đồ dùng cá nhân khi
đến lớp, tự biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi khi muốn chơi, tự rửa tay trước và
sau khi ăn cơm, kê bàn ghế chuẩn bị bàn ăn, chuẩn bị khăn lau, tự xúc cơm ăn,
biết giữ gìn vệ sinh trong khi ăn (không nói chuyện trong khi ăn, ăn không rơi
vãi, không vứt bỏ thức ăn) khi ăn xong biết lau, dọn bàn ăn, để bát thìa đúng quy
định, biết vệ sinh cá nhân,…Khi trẻ đến lớp mầm non thì các trẻ vẫn đang học
cách tự chăm sóc mình vì vậy giáo viên cần theo dõi sát sao từng hoạt động của
trẻ để kịp thời khuyến khích và chỉ dạy. Bất cứ lúc nào trẻ thử làm một việc gì,
cho dù trẻ có làm được hay không, giáo viên cũng nên biểu dương sự cố gắng
của trẻ và khuyên cháu thử làm lại một lần nữa. Giáo viên không nên vội giúp
trẻ mà điều cần thiết là hướng dẫn trẻ tự làm và cho trẻ có đủ thời gian để tự
mình làm những điều này, việc nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mỗi đứa trẻ.Vì
thế đừng tạo áp lực với trẻ mà hãy cư xử khéo léo và rèn kỹ năng tự phục vụ bản
thân cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi thời điểm, hình thành cả hành động và thói quen cho trẻ trong sinh hoạt.
* Rèn trẻ kỹ năng hợp tác.
Cô tổ chức và khuyến khích trẻ cùng tham gia các công việc ở lớp theo
từng nhóm hoặc theo nhóm đôi như: 4 bạn cùng kê bàn ăn, 3 bạn cùng phơi khan giúp cô giáo, cùng xếp tủ dép…Việc hợp tác trong công việc này, giúp hình thành ở trẻ tinh thần đồng đội, trẻ đoàn kết với nhau để hoàn thành tốt công việc của mình.
* Rèn trẻ kỹ năng thể hiện bản thân.
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển
sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ tự thể hiện bản thân, luôn luôn
tự tin trong công việc và có suy nghĩ mình sẽ làm được việc. Kỹ năng sống này
giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống và ở mọi lúc mọi nơi.
Khi trẻ thấy rằng mình có thể tự làm việc nào đó, trẻ sẽ trở nên tin tưởng
vào khả năng của mình hơn, sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn ở mức độ cao nhất
có thể hoàn thành nhiệm vụ mà không cần sự can thiệp của người lớn.
Qua các giờ đón trẻ, giờ học, giờ ăn, giờ ngủ,vệ sinh, trả trẻ… tôi đưa ra
các tình huống, các đoạn clip ngắn, các hình ảnh đúng, sai (sưu tầm trên mạng)
yêu cầu trẻ nhận xét đưa ra các phương án trả lời hay, đúng nhất.
Ngoài ra trong các hoạt động khác (hoạt động ngoài trời, hoạt động
chiều ) tôi cho trẻ tự lựa chọn và tham gia các hoạt động chơi nhằm phát triển
tính tự lập tự tin và khả năng sáng tạo tự phục vụ bản thân của trẻ. Qua sự hướng dẫn làm mẫu của cô.
Ngay từ đầu năm học, tôi luôn nhắc nhở, tạo cho trẻ có thói quen biết
nói ra những điều mình mong muốn. Gần gũi động viên khen ngợi trẻ kịp thời
khi cháu có những hành động mang tính tự lập, tự phục vụ bản thân mình để nêu
gương cho các bạn cùng lớp, tạo sự hứng thú tìm tòi.. và muốn khẳng định mình.
Việc rèn khả năng lao động tự phục vụ. Từ những việc như tự cất dép,
cất ghế, cất sách vở, đồ dùng cá nhân…tôi đều hướng dẫn trẻ, để trẻ tự làm.
Hàng ngày, hàng tuần đều có lịch trực nhật, lao động để trẻ có ý thức hoạt động tập thể.
Vào các hoạt động chiều, tôi chú ý rèn trẻ các kỹ năng lao động vệ sinh
như gấp chăn, gấp quần áo, rửa tay, lau mặt. Thông qua các giờ dạy trẻ lau mặt,
hướng dẫn trẻ gấp chăn, gấp quần áo…
Cho trẻ tự nhận xét về một ngày của trẻ. Trẻ kể lại công việc mình làm một ngày cho cô và các bạn nghe….
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân được nhân rộng trong nhà trường và đồng nghiệp áp dụng.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Giáo viên cần tích cực tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục mầm non.
Giáo viên tích cực dạy dự giờ, hội giảng, trao đổi chuyên môn với bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Giáo viên không ngừng tự học tập, tự bồi dưỡng, đọc tạp chí chuyên
san, tài liệu về giáo dục mầm non để có biện pháp, kỹ năng tốt nhất chăm sóc
giáo dục trẻ, có những hiểu biết cần thiết để rèn kỹ năng sống nói chung và kỹ
năng tự phục vụ nói riêng cho trẻ.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại
+ Đối với trẻ:
Trẻ có thêm tự tin vào khả năng của bản thân.
Trẻ có ý thức, trách nhiệm hơn trong mọi hành vi, hành động của mình.
Trẻ không còn ỷ lại vào người lớn, hiểu và biết rằng tự làm những việc tự phục vụ bản thân, tự lập là một điều đáng khen.
Biết phối hợp với bạn, biết đoàn kết và giúp đỡ người khác.
+ Đối với phụ huynh:
Thêm hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ từ nhỏ.
Quan tâm hơn tới chương trình và hoàn toàn ủng hộ giáo viên thực hiện.
Thêm tôn trọng giáo viên, đề cao hơn cấp học mầm non từ đó cho trẻ đi học đúng giờ, đều đặn hơn.
+ Đối với giáo viên:
Giáo viên có kế hoạch cụ thể để tổ chức, rèn luyện kỹ năng tự lập cho trẻ.
Giáo viên có thêm tài liệu, biện pháp trong việc giáo dục trẻ kỹ năng tự lập.
Giáo viên tự tin khi thực hiện
Nâng cao công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Giáo viên đúc kết nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, công tác xã hội hóa giáo dục.
2. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
3. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú
1 Đặng Thị Liên MN Đại Hồng Áp dụng dạy tại lớp Nhỡ 5
2 Nguyễn Thị Thu Hiền MN Đại Hồng Áp dụng dạy tại lớp Nhỡ 1
3 Lê Thị Yến Nhi MN Đại Hồng Áp dụng dạy tại lớp Nhỡ 2
4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sang kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm…)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các phương pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non
2. Sách những kỹ năng sống dành cho lứa tuổi mầm non.
3. Tài liệu kỹ năng giúp trẻ tự lập.
4. Các video dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ trên Yotube.