Website Trường Mầm Non Đại Hồng – Đại Lộc – Quảng Nam

SKKN: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 4- 5 TUỔI”. Cô Nguyễn Thị Ánh Lan

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 4- 5 TUỔI”.

1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
“Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
Lời thơ của Bác đã cho ta một chân lí! “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là thế hệ mai sau, là những chủ nhân tương lai của đất nước, là công dân của xã hội, là hạnh phúc của mọi gia đình vì vậy ngay từ khi lọt lòng mẹ trẻ được chăm sóc giáo dục thật chu đáo. Đây là thời điểm quan trọng nhất, thời điểm mà tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình,… Tất cả những cử chỉ, hành động đó hình thành nhân cách trẻ. Là giáo viên Mầm non chúng ta phải có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện theo 5 mặt: Đức – Trí – Thể – Mỹ – Lao động. Cần chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt đặc biệt là phát triển vận động cho trẻ để trẻ phát triển về mặt thể chất càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay phát triển vận động là một trong những mục tiêu quan trọng của bậc học Mầm non. Phát triển vận động trong trường mầm non là bảo vệ và tăng cường sức khỏe giúp hình thành phát triển các tố chất thể lực, đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển cơ thể cân đối hài hòa và góp phần vào quá trình giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. Việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vận động là rất quan trọng nhưng hoạt động này khô khan, chưa sáng tạo làm cho trẻ dễ chán, không phát huy tính tích cực, sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động phát triển vận động.
Với trẻ ở độ tuổi trẻ 4-5 tuổi cơ thể các cháu đang trên đà phát triển nếu không có biện pháp giáo dục tích cực, chọn nội dung giáo dục còn mang tính khô khan, cứng nhắc thì dẫn đến trẻ không hứng thú trong hoạt động phát triển vận động, từ đó trẻ kém vận động dẫn đến thể lực phát triển không đồng đều, tác động trực tiếp đến kết quả học tập của trẻ. Chính vì phát triển vận động rất quan trọng nên cần có nhiều biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động phát triển vận động, là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện.
Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú trong hoạt động phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi”.
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện:
* Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt điều kiện để tổ chức hoạt động phát triển vận động.
Môi trường học tập là vấn đề quan trọng, rất cần thiết để trẻ tham gia các hoạt động. Để gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động phát triển vận động thì việc đầu tiên là gây hứng thú cho trẻ khi đến lớp học. Môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động và rất cần thiết để trẻ hòa nhập với cộng đồng.
– Môi trường lớp học: các khu vực đồ dùng đồ chơi ngoài trời được bố trí, sắp xếp tạo khoảng trống cho trẻ tham gia hoạt động phát triển vận động. Bao giờ tôi cũng chọn sân tập thoáng mát, rộng rãi để trẻ có địa điểm tham gia vào hoạt động dễ dàng, thoải mái hơn.
Ở mỗi chủ đề, tôi luôn đầu tư thay đổi bối cảnh cho phù hợp. Trang trí lớp có góc để nhiều dụng cụ trẻ tập luyện như: gậy, vòng, nơ, túi cát, bóng, cổng thể dục,…để trẻ thực hiện và có điều kiện tham gia tích cực hơn.
Tôi có thể trang trí các dụng cụ học thể dục ở góc học tập. Với đề tài: chuyền bóng qua đầu, qua chân thì tôi sắp xếp bóng phục vụ cho hoạt động học để từ đó trẻ kích thích tò mò của trẻ, trẻ có thể trải nghiệm vui chơi cùng với bóng. Tôi thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo tuần, sử dụng đồ dùng phù hợp với nội dung bài học và chủ điểm đang thực hiện.
Qua đó, trẻ cảm thấy thích thú hoạt động với các bạn giúp trẻ phát triển thể lực một cách tự nhiên như mục tiêu giáo dục ta cần đạt tới.
– Dụng cụ đồ dùng tập luyện:
Đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt động phải bền đẹp, không gây nguy hiểm và đảm bảo an toàn cho trẻ. Vì vậy ở hoạt động thể chất thì đồ dùng rất quan trọng đối với trẻ nó góp phần nâng cao kết quả thực hiện. Nếu đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn thì trẻ sẽ thích thú hơn khi tham gia hoạt động. Vì vậy lựa chọn các đồ dùng dụng cụ để trẻ tập luyện là rất quan trọng.
Khi tổ chức cho trẻ hoạt động phát triển vận động để rèn luyện kỹ năng cho nội dung chính của hoạt động, tôi tổ chức cho trẻ chơi với các thiết bị đồ chơi ngoài trời để phát triển cơ tay, cơ chân cho trẻ như: leo lên các bậc thang để chơi trượt, chơi trong nhà banh hay chơi các trò chơi vận động.
Mỗi buổi sáng, tôi thường tổ chức cho trẻ tập thể dục tôi luôn chú trọng thay đổi dụng cụ tập luyện như vòng, gậy, nơ, bông rung…(Hình ảnh minh họa phần phụ lục hình 1) để cho trẻ cảm thấy thích thú hơn với dụng cụ tập mới từ đó làm cho trẻ hứng thú chủ động tham gia tích cực hơn trong hoạt động phát triển vận động. Vì vậy chất lượng giáo dục đạt kết quả tốt hơn trước.
Khi chuẩn bị đồ dùng tập luyện cho trẻ thực hiện vận động cơ bản thì các loại đồ dùng có thể trang trí có màu sắc hấp dẫn, nhằm thu hút trẻ vào giờ hoạt động phát triển vận động đạt kết quả cao. Ví dụ như khi cho trẻ thực hiện vận động: bò chui qua cổng thì trang trí bằng các dây hoa có màu sắc khác nhau để hấp dẫn, kích thích, thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất đạt kết quả cao hơn.
Các đồ dùng phục vụ học tập cho trẻ phải luôn tuân thủ nguyên tắc: bền chắc, không sắc nhọn, không có gây tai nạn cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động.
Qua việc chuẩn bị và vận dụng đồ dùng dụng cụ tập luyện cũng như môi trường học tập luôn đổi mới cho trẻ, thì tôi thấy tất cả các trẻ tham gia sôi nổi hơn trong hoạt động phát triển vận động.
* Biện pháp 2: Sáng tạo, sưu tầm một số trò chơi vận động.
Các trò chơi vận động luôn mang lại cho trẻ niềm đam mê và sự thích thú, trẻ hoạt động tích cực nhất thông qua trò chơi vận động.
Do đó trò chơi vận động được sử dụng một cách tối đa. Nó vừa là nội dung học trong chương trình giáo dục thể chất, vừa là phương pháp dạy học vận động. là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực. Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, các trò chơi nói chung cũng chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của trẻ mầm non. Qua chơi trẻ được hoàn thiện một số vận động cơ bản và được rèn luyện các tố chất thể lực, khéo léo nhanh nhẹn và qua chơi giúp trẻ thỏa mãn các cảm xúc, tăng quá trình tuần hoàn, hô hấp, đồng thời qua chơi giúp trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ và óc tưởng tượng. Trong thực tế các trò chơi vận động cho các độ tuổi còn thiếu và 1 số trò chơi còn lặp đi lặp lại ở các độ tuổi cụ thể như: trò chơi “Lăn bóng, Chuyền bóng, Cáo và thỏ, Bánh xe quay, Mèo đuổi chuột,…” những trò chơi vận động hiện nay luôn lặp đi lặp lại ở chương trình của các lứa tuổi. Vì vậy, tôi đã sáng tạo và sưu tầm một số trò chơi vận động và tổ chức những trò chơi mà tôi sáng tạo và sưu tầm cho trẻ lớp tôi đạt hiệu quả như:
Ví dụ:
Trò chơi 1: “Những chú sâu ngộ nghĩnh” (Hình ảnh minh họa phần phụ lục hình 2, 3)
* Mục đích: Phát triển sự nhanh nhạy của trẻ, rèn luyện kỹ năng phối hợp với nhau trong vận động, rèn luyện các cơ của chân.
* Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội. Mỗi trẻ chui vào 1 vòng để tạo thành chú sâu dài, mỗi chú sâu có 5 vòng, các chú sâu hãy ngồi trước vạch. Khi có tín hiệu các chú sâu bắt đầu đi nhanh về trước cho đến đích, chú sâu nào về trước thì giành chiến thắng.
*Luật chơi: Các chú sâu chú ý đi thật khỏe để không bị ngã, không bị dẫm chân lên nhau.
Trò chơi 2: Kiến về tổ (Hình ảnh minh họa phần phụ lục hình 4,5)
* Mục đích: Rèn kỹ năng bò bằng bàn tay và cẳng chân, khả năng phối hợp vận động theo nhóm khi chơi trò chơi: Kiến về tổ.
* Cách chơi: Bạn đóng làm đầu kiến sẽ đội mũ kiến và được bò bằng cả tay và cẳng chân, bạn làm thân của con kiến chỉ được bò bằng cẳng chân còn tay thì bám vào eo của bạn trước. Khi có hiệu lệnh các chú kiến của 2 đội cùng bò, đội nào về nhà trước đội đó sẽ thắng.
* Luật chơi: Bạn làm thân kiến chỉ được bò bằng cẳng chân, tay luôn bám vào eo bạn trước.
* Biện pháp 3: Phát triển vận động thông qua hoạt động hoạt động học.
* Sáng tạo trong bài tập vận động cơ bản:
Sáng tạo trong bài tập vận động cơ bản là hết sức cần thiết giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động:
Ví dụ: Với bài tập “Bật xa 25-30cm” (Hình ảnh minh họa phần phụ lục hình 6,7) của lứa tuổi mẫu giáo bé, giáo viên cho trẻ làm những chú ếch chơi trong đầm sen, làm động tác bật nhảy của họ nhà ếch để bật qua những chiếc lá sen được thiết kế có kích thước đúng 20-30cm theo quy định. Cũng như bài tập “Bò chui qua cổng” (Hình 8,9) giáo viên có thể trang trí cổng thành những cành hoa, trẻ làm những chú kiến bò tha mồi chui qua những cành hoa sao cho không chạm vào cổng.
* Tích hợp âm nhạc trong hoạt động phát triển vận động:
Nói đến phát triển vận động thì mọi người thường nghĩ đến sự khô khan, cứng nhắc. Đúng như vậy, nếu như chúng ta không có biện pháp làm mềm hoạt động học. Hoạt động phát triển vận động khi có âm nhạc trẻ sẽ thấy hứng thú hơn phấn khởi hơn và đạt kết quả hơn.
Như chúng ta đã biết, tập thể dục sáng mang lại sức khỏe dự dẻo dai và tinh thần lạc quan, thoải mái, mang lại nguồn sức lực để bước vào một ngày mới với các hoạt động tích cực và hiệu quả.
Việc lựa chọn nhạc, các dụng cụ và bài tập cho trẻ uyện tập để đạt hiệu quả cao nhất vô cùng quan trọng, trẻ hoạt động một cách tích cực nhất đối với các dụng cụ mới, lạ, đẹp, hấp dẫn, với những khúc nhạc sôi động và những động tác khỏe khoắn dứt khoát. Tập luyện thường xuyên như vậy cơ thể của trẻ nâng cao phát triển hoạt động các cơ quan của cơ thể thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Khi trẻ tập thể dục sáng với phương thức dạy học cũ rập khuôn, thụ động với những tiếng hô 1, 2, 3, 4 thì làm cho trẻ cảm thấy chán và không hứng thú khi thực hiện. Từ đó khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng tôi tích hợp âm nhạc và trẻ tập với dụng cụ tập luyện như vòng, gậy, nơ, bông rung, trẻ sẽ hứng thú hơn phấn khởi hơn và giờ tập thể dục sáng của trẻ đạt kết quả hơn. (Hình ảnh minh họa phần phụ lục hình 10, hình 11)
Từ thực tế của lớp mình tôi nhận thấy đối với mỗi chủ điểm nên sử dụng bài hát phù hợp với nội dung bài dạy.
Ví dụ:
– Chủ đề trường mầm non tôi cho trẻ tập với các bài hát: tập thể dục buổi sáng, vui đến trường.
– Chủ đề bản thân: bé khỏe bé ngoan, bé vui khỏe.
– Chủ đề gia đình: cả nhà thương nhau, nhà mình rất vui.
– Chủ đề động vật: con cào cào, đàn gà con, chim bay.
– Chủ đề giao thông: đoàn tàu tí xíu, ô tô.
Khi dạy trẻ học ở chủ đề thế giới động vật: tôi chọn bài hát kết hợp để trẻ thực hiện bài tập phát triển chung là bài hát: “con cào cào”, ở phần hồi tĩnh thì chọn bài hát nhẹ nhàng như bài hát: “chim bay”.
Với mỗi chủ điểm như vậy tôi chọn bài hát phù hợp để đưa vào dạy thì tất cả trẻ hứng thú, vui tươi và hăng hái thực hiện tiết học đạt kết quả cao.
* Tổ chức các hội thi trong hoạt động phát triển vận động:
Trong hoạt động phát triển vận động để trẻ tham gia hoạt động tích cực thì người giáo viên phải lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái, không gò bó, gây hứng thú cho trẻ. Để trẻ tích cực tham gia và tạo cơ hội cho trẻ thể hiện mình và làm cho trẻ có nhu cầu bộc lộ mình qua vận động. Từ đó tôi xây dựng tổ chức hội thi trong hoạt động phát triển vận động để trẻ tham gia tích cực và hứng thú hơn trong hội thi đó.
Ví dụ: Hoạt động phát triển vận động với đề tài: Bò chui qua cổng của chủ đề: “Gia đình”, tôi tổ chức cho trẻ tham gia hội thi: “Gia đình tài năng”.
Với nội dung này tôi có thể tổ chức cho trẻ hoạt động dưới nhiều hình thức: Diễu hành, đồng diễn, tài năng, chung sức. (Minh họa kịch bản phần phụ lục hình 12, hình 13, hình 14, hình 15)
Với các nội dung được tôi tổ chức xuyên suốt trong hội thi trẻ rất vui vẻ, tham gia hoạt động rất hứng thú, thể hiện sự nhanh nhẹn qua các hoạt động học, trẻ tham gia tự nguyện, không gò bó “học mà chơi- chơi mà học” ở hoạt động phát triển vận động này trẻ thể hiện tinh thần đồng đội và được đạt kết quả cao.
* Tích hợp các trò chơi dân gian và nhảy dân vũ vào hoạt động phát triển vận động .
– Tích hợp các trò chơi dân gian:
Trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các cháu với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các cháu. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là phương tiện giúp các cháu phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục các cháu về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiểu rõ đặc điểm tâm lý của trẻ: “học mà chơi-chơi mà học” nên tôi sử dụng trò chơi dân gian được áp dụng khi tổ chức vào hoạt động thể chất để trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Các trò chơi dân gian: Đi dép đôi, đua thuyền, kéo co, ném còn.
Với trò chơi củng cố phát triển cơ tay và hông, tôi cho trẻ chơi: đua thuyền trên cạn. ( Hình 15)
Trò chơi: Ai ném xa nhất tôi có thể đưa trò chơi dân gian ném còn vào cho trẻ chơi.
Từ biện pháp tích hợp đưa trò chơi dân gian vào thay thế cho nội dung trò chơi vận động, tôi rất vui thấy trẻ hứng thú học tập và qua đó trẻ thể hiện hết khả năng, năng lực của bản thân đồng thời tính trách nhiệm cộng đồng của trẻ được phát huy toàn diện, đáp ứng mục tiêu phát triển vận động trong chương trình giáo dục mầm non mà giáo viên chúng tôi thực hiện.
– Tích hợp nhảy dân vũ:
Hoạt động nhảy dân vũ giúp thư giãn, giảm bớt căng thẳng để học tốt hơn trong hoạt động phát triển vận động. Các điệu nhảy dân vũ nhằm phát triển tay, chân mềm mại uyển chuyển, các điệu nhảy dân vũ khéo léo, thông dụng rất gần gũi với những động tác trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Chính vì vậy, để tăng hứng thú cho trẻ trong hoạt động phát triển vận động, tôi đã đưa những bài nhảy dân vũ rất sôi động để trẻ thực hiện: dân vũ rửa tay, một ngày mới, té nước, con vịt,…
Ví dụ: “Dân vũ – rửa tay” để trẻ thực. Điệu nhảy “Rửa tay” có rất nhiều động tác rất vui và ấn tượng đưa vào cho trẻ sự khéo léo trong việc thực hiện. Chúng ta hãy cùng xem những hình ảnh đầy sôi động và hưng phấn của trẻ trong điệu nhảy dân vũ “rửa tay” (hình 16, hình 17, hình 18, hình 19, hình 20 phần phụ lục).
Các điệu nhảy dân vũ có nhiều động tác rất vui, sôi động nên khi trẻ tham gia vào hoạt động này tôi rất vui, thấy trẻ phấn khởi, hưng phấn hơn.
Sau mỗi giờ học, để trẻ thêm phần hứng thú và muốn tham gia thêm, cô không nên quên phần tuyên dương khen thưởng, nhằm để động viên khuyến khích trẻ khi tham gia. Như vậy trẻ cảm thấy vui và cố gắng thực hiện tốt hơn.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
*Ưu điểm:
Được sự quan tâm đầu tư của BGH nhà trường từ cơ sở vật chất thiết bị đến đồ dùng dạy học.
Lớp học được phân theo độ tuổi, ở lại bán trú nên rất thuận tiện cho việc chăm sóc, giaó dục trẻ.
Trường lớp rộng rãi, an toàn, sạch sẽ, thoáng mát có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ giáo dục cho trẻ.
Lớp được kết nối mạng Internet nhờ đó giáo viên có thể tìm tòi, học hỏi các phương pháp, hình thức để gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động giáo dục thể chất.
*Nhược điểm:
Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất, sợ con mình mệt khi vận động nhiều.
Một số trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất.
Từ những nhược điểm đó, tôi đã tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra một số biện pháp gây hứng thú trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi.
1.3. Nội dung đã cải tiến sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại.
Môi trường học tập là vấn đề quan trọng, rất cần thiết để trẻ tham gia các hoạt động. Để gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động phát triển vận động thì việc đầu tiên là gây hứng thú cho trẻ khi đến lớp học. Môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động và rất cần thiết để trẻ hòa nhập với cộng đồng.
Các trò chơi vận động luôn mang lại cho trẻ niềm đam mê và sự thích thú, trẻ hoạt động tích cực nhất thông qua trò chơi vận động.
Do đó trò chơi vận động được sử dụng một cách tối đa. Nó vừa là nội dung học trong chương trình giáo dục thể chất, vừa là phương pháp dạy học vận động. là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực. Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, các trò chơi nói chung cũng chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của trẻ mầm non. Qua chơi trẻ được hoàn thiện một số vận động cơ bản và được rèn luyện các tố chất thể lực, khéo léo nhanh nhẹn và qua chơi giúp trẻ thỏa mãn các cảm xúc, tăng quá trình tuần hoàn, hô hấp, đồng thời qua chơi giúp trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ và óc tưởng tượng. Trong thực tế các trò chơi vận động cho các độ tuổi còn thiếu và 1 số trò chơi còn lặp đi lặp lại ở các độ tuổi cụ thể như: trò chơi “Lăn bóng, Chuyền bóng, Cáo và thỏ, Bánh xe quay, Mèo đuổi chuột,…” những trò chơi vận động hiện nay luôn lặp đi lặp lại ở chương trình của các lứa tuổi. Vì vậy, tôi đã sáng tạo và sưu tầm một số trò chơi vận động và tổ chức những trò chơi mà tôi sáng tạo và sưu tầm cho trẻ lớp tôi đạt hiệu quả
Sáng tạo trong bài tập vận động cơ bản,tích hợp âm nhạc trong hoạt động phát triển vận động, tổ chức các hội thi trong hoạt động phát triển vận động, tích hợp các trò chơi dân gian và nhảy dân vũ vào hoạt động phát triển vận động.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến đã được áp dụng lần đầu tại lớp Nhỡ 4 Hà Vy Trường Mầm non Đại Hồng. Ngoài việc áp dụng cho trẻ 4-5 tuổi thì sáng kiến còn có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả cho các độ tuổi khác như 3-4 tuổi, 5-6 tuổi và các trường Mần non trên địa bàn xã, huyện.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để giáo dục phát triển vận động cho trẻ một cách hiệu quả thì cần có đầy đủ các điều kiện, phương tiện như nhà thể chất, đồ dùng học liệu, Môi trường học tập, môi trường lớp học dụng cụ đồ dùng tập luyện để trẻ được thực hành, trải nghiệm… Ngoài ra giáo dục phát triển vận động cho trẻ có thể tiến hành trong các hoạt động giáo dục hàng ngày vui chơi, học tập, …
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Sau khi thực hiện những biện pháp đã nêu trên, từ những trẻ còn thụ động, chưa hứng thú khi tham gia vào hoạt động phát triển vận động thì đến nay đạt kết quả cao, trẻ mạnh dạn, hứng thú trong khi thực hiện các hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô giáo.

Kết quả
Đầu năm
Cuối năm
Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động Phát triển vận động. Trẻ còn rụt rè, thụ động, chưa linh hoạt trong các hoạt động. Trẻ manh dạn, linh hoạt, ham thích hơn trong các hoạt động thể dục.
Kỹ năng thực hiện các hoạt động phát triển vận động. Trẻ chưa có kỹ năng thực các hoạt động thể dục còn vụng về. Kỹ năng của trẻ đã tốt hơn khi tham gia các hoạt động thể dục cũng như tham gia trò chơi.
2. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
3. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú
1 Trần Thị Trinh. MN Đại Hồng Áp dụng dạy tại lớp Nhỡ 1
2 Lê Thị Yến Nhi. MN Đại Hồng Áp dụng dạy tại lớp Nhỡ 2
3 Đặng Thị Liên MN Đại Hồng Áp dụng dạy tại lớp Nhỡ 5
4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sang kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm…)

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !