Website Trường Mầm Non Đại Hồng – Đại Lộc – Quảng Nam

PHÒNG TRÁNH BỆNH QUAI BỊ

tải xuống
Quai bị là một căn bệnh thường gặp với trẻ nhỏ, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường.
Bệnh quai bị gây ra bởi một trong hai nguyên nhân: do siêu vi hoặc do virus Paramyxovirus.
Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh quai bị
Quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.
Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi.
Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.
Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.
1. Triệu chứng nhận biết trẻ bị quai bị
-Sau khi nhiễm virut quai bị trẻ sẽ trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài 18-25 ngày, hoàn toàn yên lặng không bộc lộ dấu hiệu và triệu chứng gì.
– Trước khi phát bệnh 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai 9 ngày là thời gian có khả năng truyền bệnh.
– Tiếp đó, bước sang giai đoạn khởi phát bệnh với các triệu chứng sốt 38-38,5◦C, nhức đầu, nôn. Có thể có trước khi sưng tuyến nước bọt.
– Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên. Ở thời điểm này, trẻ nhỏ thường sợ tiếp xúc với ánh sáng chói, chán ăn và có thể nôn. Triệu chứng đau đầu thậm chí vẫn còn tiếp diễn sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng.
– Các triệu chứng khi sang đến giai đoạn toàn phát sẽ hết đi trong vòng vài ngày. Nhưng bệnh nhân vẫn còn khả năng lây nhiễm cho người khác cho tới khi hết hẳn sưng, tuy nhiên bệnh khi đó có thể lan sang tuyến nước bọt khác hoặc gây biến chứng đối với một số phủ tạng khác.
– Cũng cần biết là 1/3 số bệnh nhân quai bị không biểu hiện triệu chứng gì. Đôi khi, bệnh quai bị qua đi mà không hay biết do tuyến không sưng trong vụ dịch quai bị. Cũng có gặp những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm tinh hoàn (một biến chứng thường gặp ở một số bệnh nhân bị quai bị khi đã ở độ tuổi trẻ trưởng thành) nhưng tuyến nước bọt không hề sưng to.
– Triệu chứng sưng phồng thường sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày.
2. Biến chứng thường gặp với trẻ bị bệnh quai bị
– Biến chứng viêm não – viêm màng não: cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ.. Trẻ có hiện tượng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, nôn, đôi khi co giật.
– Viêm màng não tăng lâm ba lành tính.
– Viêm não
– Biến chứng vào các thần kinh sọ
– Biến chứng viêm tinh hoàn
– Viêm buồng
– Biến chứng viêm tụy tạng cấp
Chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị tại nhà
Hiện nay,chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý:
• Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
• Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
• Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt
• Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho trẻ uống nước ngọt.
• Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm(thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất chín ngày). Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
• Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
• Tăng cường vệ sinh răng-miệng-họng: Cho xúc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối. Ở nơi có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc cho xúc miệng hàng ngày nhiều lần. Nếu trẻ có dấu hiệu viêm não-màng não, viêm tụy… cần cho đi bệnh viện.
• Có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn.
• Chườm nóng vùng góc hàm.
• Ăn lỏng khi bệnh nhân nhai và nuốt đau
• Bệnh nhân cần được cách ly tối thiểu 15 ngày kể từ ngày phát bệnh.
• Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.