Website Trường Mầm Non Đại Hồng – Đại Lộc – Quảng Nam

LQVH: Thơ “ Cái bát xinh xinh”. Độ tuổi: 5- 6 tuổi. Cô Đỗ Thị Diễm My

GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Làm quen văn học
Đề tài: Thơ “ Cái bát xinh xinh”
Độ tuổi: 5- 6 tuổi
Lớp: Lớn 2 Hòa Hữu
Người dạy: Đỗ Thị Diễm My

I. Mục đích yêu cầu
a) Kiến thức
Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ kể về 1 bạn nhỏ có bố mẹ làm ở nhà máy Bát Tràng đã tặng cho bạn 1 cái bát hoa, và bạn nhỏ rất yêu quý cái bát do bố mẹ đã làm ra.
Trẻ trả lời câu hỏi đàm thoại rõ ràng.
Trẻ đọc thơ diễn cảm biết dùng điệu bộ để minh họa cho bài thơ.
b) Kỹ năng
Phát triển kỹ năng ghi nhớ
Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm, rõ lời
Rèn kỹ năng đọc thơ kết hợp với làm động tác điệu bộ theo nội dung câu thơ.
c) Giáo dục
Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân đã làm ra sản phẩm, khi sử dụng phải biết giữ gìn nâng niu.
II. Chuẩn bị
Cái bát bằng sứ. Hộp quà
Một số cái bát làm bằng xốp, hoa,lá cắt sẵn cho trẻ trang trí.
Bài hát, trò chơi.
III. Tiến hành hoạt động
a) Hoạt động mở đầu
Xin chào mừng các bé đến với chương trình“ Thơ hay cho bé ”ngày hôm nay. Đến với chương trình ngày hôm nay, chúng ta cùng chào đón các cô trong ban giám hiệu nhà trường bằng một chàng vỗ tay thật to nào.Trong chương trình thơ hay cho bé hôm nay, cô xin được giới thiệu sự tham gia của các bạn nhỏ đến từ lớp lớn 2 Hòa Hữu .Đồng hành cùng chương trình là cô Đỗ Thị Diễm My người dẫn cương trình,đề nghị chúng ta nhịêt liệt chào mừng.
Tôi xin thông qua nội dung chương trình gồm có 4 phần
+ Phần thứ nhất: Tai tinh tai thính.
+ Phần thứ hai: Bé tài năng.
+ Phần thứ ba: Bé trổ tài.
+ Phần thứ 4: Về đích.
Trước khi bước vào chương trình cô có 1 câu đố dành cho cả lớp.Cả lớp cùng lắng nghe cô đọc câu đố nhé?
Miệng tròn lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt, đượng rau cả ngày?
Đố bé là gì?
Cô có phần quà dành cho cả lớp. Cô mời trẻ lên khám phá hộp quà xem là cái gì?
+ Đây là cái gì?
+ Cái bát dùng để làm gì?
+ Cái bát do ai làm ra?
b) Hoạt động trọng tâm
+Phần 1: Tai tinh tai thính
Mở đầu chương trình thơ hay hôm nay là phần thi “Tai tinh tai thính” cả lớp cùng lắng nghe bài thơ ” Cái bát xinh xinh” của nhà thơ Thanh Hòa do cô thể hiện.
Cô đọc diễn cảm bài thơ.
+ Cô đọc lần 1: Bài thơ “ Cái bát xinh xinh” của tác giả “Thanh Hòa”
-Giải giải nội dung bài thơ: Bài thơ kể về 1 bạn nhỏ có bố mẹ làm ở nhà máy Bát Tràng đã tặng cho bạn 1 cái bát hoa, và bạn nhỏ rất yêu quý cái bát do bố mẹ đã làm ra.
Cô cùng trẻ hát vận động bài “Cháu yêu cô thợ dệt”và chuyển đội hình về máy tính.
+ Cô đọc lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa trên máy tính.
+ Phần 2: Bé tài năng
Để biết bài thơ cô vừa đọc có tên là gì? Do ai sáng tác? Nội dung như thế nào? Chúng ta hãy cùng đến với phần tiếp theo mang tên Bé tài năng để trả lời các câu hỏi của cô nhé.
+ Cô đọc lần 3: Trích dẫn xem tranh, đàm thại và giải thích từ khó.
Vừa rồi các con đã được nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
+ Cô đọc 4 câu thơ đầu: “Mẹ cha công tác … Cái bát xinh xinh ”, và hỏi trẻ
Bố mẹ của bạn nhỏ làm ở đâu?
Cô tóm lại: Nhà máy Bát Tràng là nhà máy gốm sứ nổi tiếng của VN, sản xuất ra nhiều loại đồ dùng như bát, đĩa, bình, lọ…rất đẹp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người đấy.
+ Cô đọc 4 cấu thơ tiếp theo: “ Từ bùn đất sét …..Thành cái bát hoa” và hỏi trẻ
Cái bát được làm bằng gì?
Cô tóm lại : Để làm được cái bát các cô chú công nhân phải nhào đất sét, nặn thành hình cái bát sau đó đưa vào lò nung chín rồi đem ra trang trí để hoàn thành cái bát rất đẹp.
+ Cô đọc 4 câu cuối: “ Nâng niu bé giữ ………… Bé cầm trên tay”
Khi được bố mẹ tặng cho cái bát, bạn nhỏ đã làm gì?
Vì sao bạn nhỏ lại nâng niu giữ gìn cái bát?
Giải thích từ “Nâng niu” : có nghĩa là khi yêu quý và giữ gìn cẩn thận.
Các con ạ! Trong gia đình của chúng ta có rất nhiều đồ dùng do các cô chú công nhân làm ra vì thế các con phải biết trân trọng, giữ gìn các sản phẩm đó các con nhớ chưa?
+ Phần 3: Bé trổ tài
Và bây giờ chúng ta hãy cùng đến với phần 3 của chương trình mang tên: Bé trổ tài. Với phần này đòi hỏi các con phải thật khéo léo dùng giọng đọc truyền cảm của mình đẻ thể hiện bài thơ một cách hay nhất .
Trước tiên xin mời cả lớp đọc cùng cô nhé.(Cả lớp đọc 2-3 lần)
Từng tổ thi đua
Nam, nữ đọc thơ.
Xin mời phần thể hiện trổ tài dành cho cá nhân (Cô mời 1- 2 trẻ)
Cô chú ý sửa sai cho trẻ trong quá trình trẻ đọc thơ.
+ Phần 4: Trò chơi “Về đích”
Chương trình thơ hay cho bé hôm nay cũng sắp đến hồi kết thúc rồi, vì vậy bây giờ cô muốn các đội chơi đoàn kết hơn nữa với phần chơi thư 4 của chương trình mang tên “Về đích” với cách chơi và luật chơi như sau:
+ Cách chơi : Cô chuẩn bị rất là nhiều hình ảnh rời về nội dung bài thơ , cô chia lớp thành 3 đội chơi .Nhiệm vụ của 3 đội chơi là hãy chọn và ghép những hình ảnh rời đó thành 1 bức tranh.
Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
Cô nhận xét tuyên dương trẻ .
c) Hoạt động kết thúc
Các đội chơi của chương trình thơ hay hôm nay đều chơi rất xuất sắc vì vậy cả 3 đội chơi đều xứng nhận được phần thưởng và phần thưởng cho 3 đội chơi hôm nay là 1 tràng pháo tay thật lớn.
Các con vừa đọc bài thơ gì?
Qua bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?
Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân đã làm ra sản phẩm, khi sử dụng phải biết giữ gìn nâng niu.
Chương trình thơ hay của chúng ta đến đây là hết rồi cảm ơn các cô giáo đã đến dự chương trình với các con và cảm ơn các con đã tham gia chương trình
Sau chương trình thơ hay hôm nay về nhà các con cùng nhau giữ gìn và nâng niu những sản phẩm của gia đình chúng mình nhé!
Cô cùng trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân” và đi ra ngoài

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.